Cách tăng oxy cho bể cá đơn giản dễ thực hiện
Oxy đặc biệt là oxy hòa tan DO rất cần thiết cho sự sống còn của cá và các sinh vật thủy sinh khác. Khi lượng oxy giảm quá thấp, cá và các sinh vật thủy sinh sẽ không thể sống sót. Do đó nếu bể cá bị cạn kiệt oxy cần phải tăng oxy nhanh chóng. Bài viết giúp bạn tìm hiểu các cách làm tăng oxy cho bể cá có thể áp dụng dễ dàng.
Cá lấy oxy từ đâu trong bể
Oxy mà cá thở trong bể không đến trực tiếp từ nước mà đến từ không khí xung quanh bể. Đó là do oxy tự nhiên trong nước không thể tách rời khỏi hydro. Cá trao đổi CO2 với O2 trong không khí xung quanh. Oxy cũng được hòa tan vào nước hồ cá qua quá trình tăng cường chuyển động của nước và quá trình quang hợp của thực vật sống.
Cá cần bao nhiêu oxy
Nhu cầu oxy của mỗi loại cá khác nhau, tuy nhiên nước trong bể cá nên độ bão hòa oxy là 80 -110% và oxy hòa tan là 6 – 8mg/l. Quá nhiều oxy trong bể cá (độ bão hòa oxy > 115%) có thể gây hại cho cá vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh bong bóng khí ở cá.
Nguyên nhân nào gây ra thiếu oxy ở bể cá
Bể cá thiếu oxy có thể do các nguyên nhân dưới đây:
- Thả quá nhiều cá: Quá nhiều cá trong cùng một bể có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy
- Nhiệt độ nước cao: Nước ấm không chứa nhiều oxy như nước lạnh
- Lượng nước trong bể quá ít: Lượng nước trong bể cá cần đủ để giúp oxy hóa/ sục khí cho bể
- Quá nhiều chất thải: Quá nhiều cá, quá nhiều thức ăn, nhiều chất thải đồng thời vệ sinh kém có thể làm tăng nồng độ amoniac và phốt phát từ đó làm giảm nồng độ oxy.
- Điều kiện ánh sáng yếu: Nếu bể cá đặt ở nơi thiếu ánh sáng và có thực vật thủy sinh trong đó, cây sẽ sử dụng oxy trong nước và thải CO2 vào nước thay vì ngược lại.
- Sử dụng một số chất hóa học và thuốc: Một số sản phẩm có thể làm cạn kiệt oxy.
Dấu hiệu cá thiếu oxy
Khi oxy xuống quá thấp bạn có thể nhận ra nhờ quan sát hành vi của cá. Các hoạt động dưới đây của cá có thể là dấu hiệu cho thấy cá thiếu oxy:
- Thở khó khăn
- Chuyển động của mang nhanh hơn bình thường
- Bơi lên bề mặt của nước để thở.
Các cách tăng oxy cho bể cá
Đổ nước từ trên cao: Cách dễ dàng nhất để tăng oxy cho bể cá là đổ nước từ trên cao xuống. Bạn có thể mua bộ tạo thác nước cho bể cá hoặc đơn giản là sử dụng thùng nước và đổ từ từ nước vào bể cá
Khuấy nước bằng tay: Một cách khác để tăng oxy cho bể cá là dùng tay khuấy nước để tạo ra chuyển động bên trong bể và tạo điều kiện tiếp xúc với oxy trong không khí nhiều hơn
Thay nước: Thay ½ lượng nước trong bể sẽ giúp cung cấp một lượng lớn oxy và bể cá.
Làm mát nước: Nếu nước của bể cá có khả năng nóng hơn thì việc bổ sung đá và sử dụng quạt sẽ làm mát nước và tăng lượng oxy cho bể cá. Khi thêm đá viên vào bể cá hãy cho vào trong túi kín để chúng không tan vào nước. Đặt quạt gần bể cá cũng giúp làm mát nước và tạo ra sóng khuếch tán trên bề mặt giúp tăng lượng nước. Chuyển động của nước sẽ giúp tăng oxy cho nước
Cách lâu dài tăng lượng oxy cho bể cá
Các cách trên có thể giúp tăng lượng oxy cho bể cá trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên về lâu dài cần có giải pháp tốt hơn để làm tăng lượng oxy cho bể cá. Dưới đây là một số cách có thể áp dụng:
Bộ lọc sau: Là bộ lọc cá phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Chúng có kích thước nhỏ, dễ dàng lắp đặt có thể tăng cường oxy cho bể. Nước sau khi lọc từ bộ lọc giúp bổ sung khí vào nước và phân phối đều khắp bể cá.
Thanh phun: Thanh phun hoạt động bằng cách phân phối nước đã lọc khắp bể làm tăng cường oxy cho bể cá và không cho oxy giảm xuống.
Máy bơm khí: Máy bơm khí được thiết kế để bơm khí (O2) vào bể cá. Máy bơm khí sử dụng đá khí để thu thập và giải phóng oxy từ nước trong bể cá giúp tăng oxy trong bể cá một cách dễ dàng.
Bài viết liên quan
PH bể cá thấp do đâu – Mẹo làm tăng PH bể cá nhanh nhất
Tại sao PH bể cá đặc biệt quan trọng