Khử trùng nước thải là quá trình bất hoạt các tác nhân gây bệnh có trong nước thải trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng. Các phương pháp khử trùng nước thải bao gồm: Sử dụng hóa chất, phương pháp vật lý và phương pháp sinh học.
Tác nhân gây bệnh trong nước thải gồm những gì
Nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý sơ cấp có chứa các vi sinh vật gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe con người và vật nuôi. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã phân loại xếp hạng rủi ro của các tác nhân gây bệnh phản ánh tiềm năng nồng độ trong nước thải, sức đề kháng của chúng đối với quá trình xử lý và liều lượng khử trùng
Nhóm tác nhân gây bệnh có nguy cơ cao: Giun sán
Nhóm tác nhân gây bệnh nguy cơ thấp hơn: Vi khuẩn (Những vi khuẩn gây ra bệnh tả, thương hàn và nhiễm trùng shigella ..), đông vật nguyên sinh (cryptosporidium, giardia …)
Nhóm tác nhân gây bệnh nguy cơ thấp nhất: Virut (ví dụ virut đường ruột ..)
Động vật nguyên sinh và giun sán thường được gọi chung là ký sinh trùng đường ruột, thường được tìm thấy trong số lượng thấp hơn trong nước thải so với các nhóm gây bệnh. Tuy nhiên các phương pháp khử trùng truyền thống như clo không đặc biệt hiệu quả trong việc giảm giun sán và một số nguyên sinh vật đơn bào.
Vi khuẩn là mầm bệnh được tìm thấy phổ biến nhất trong nước thải. Chúng được sử dụng như một chỉ số ô nhiễm mầm bệnh và như một chỉ báo thay thế để đánh giá hiệu quả của phương pháp khử trùng.
Mục tiêu của khử trùng nước thải là gì
+ Khử trùng nước thải cần đảm bảo đạt được các mục tiêu sau:
+ Giảm các tác nhân gây bệnh xuống mức tối thiểu theo các quy chuẩn
+ Không dẫn đến làm tăng độc tính xả của nước thải
+ Hiệu quả và tiết kiệm chi phí
+ Không gây ra rủi ro gia tăng đối với sức khỏe con người hoặc môi trường do việc vận chuyển, lưu trữ, hoặc xử lý khử trùng bằng hóa chất
Các phương pháp khử trùng nước thải
– Khử trùng nước thải bằng hóa chất: Clo hóa, ozone hóa
– Khử trùng nước thải bằng phương pháp vật lý: Tia cực tím UV, màng lọc, vi lọc
-Khử trùng nước thải bằng phương pháp sinh học
Khử trùng nước thải bằng clo
Sản phẩm clo được sử dụng để khử trùng nước thải là clo bột hoặc clo viên.
Tất cả các dạng clo phản ứng với nước để tạo ra axit hypochlorous (HOCl), phân ly nhanh chóng để tạo thành ion hypoclorite theo phản ứng sau đây:
HOCl ⇔ OCl + H+
Ngoài HOCl và ion hypoclorit (OCl), clo cũng có thể được tìm thấy trong các hình thức monochloramine (NH2Cl ) và dichloramine (NHCl2).
Hình thức clo được hình thành chủ yếu phụ thuộc vào sự kết hợp của các thông số như: Nhiệt độ, độ PH, và nồng độ amoniac.
Khi PH tăng, tỷ lệ ion hypoclorit liên quan đến axit hypochlorous trong khi amoniac cao hơn nồng độ monochloramine có xu hướng tăng.
Hiểu biết về dạng clo trong một quá trình khử trùng là đặc biệt quan trọng nó quyết định hiệu quả khử trùng nước thải. HOCl là hình thức clo đạt hiệu quả khử trùng cao nhất.
Khử trùng nước thải bằng clo qua việc oxy hóa tế bào hoặc bất hoạt các vị trí chức năng trên bề mặt. Hiệu quả khử trùng nước thải clo còn phụ thuộc vào loại tác nhân gây bệnh, động vật nguyên sinh – giun sán -virut có sức đề kháng nhất, tiếp theo là tác nhân gây bệnh do vi khuẩn với mỗi loại khác nhau về tính kháng.
Clo rất hiệu quả chống lại vi khuẩn đường ruột như E.coli nhưng ít hiệu quả hơn với các loài vi khuẩn.
Khử trùng nước thải bằng clo phụ thuộc vào sự kết hợp chính xác của PH, nồng độ clo và thời gian tiếp xúc, nồng độ amoniac và hàm lượng chất rắn lơ lửng.
Khi sử dụng phương pháp khử trùng nước thải bằng clo cần kiểm soát được hàm lượng clo dư trong nước và khả năng độc hại cho các sinh vật dưới nước.
» http://saovietlocnuoc.com/clo-du-la-gi/
Khử trùng nước thải bằng ozone
Khử trùng nước thải bằng ozone hiệu quả chống lại virut và vi khuẩn hơn clo. Tuy nhiên độ hòa tan thấp của ozone trong nước là yếu tố làm giảm đáng kể khả năng khử trùng của nó. Việc không duy trì lượng lâu dài trong nước là một bất lợi vì vi khuẩn có thể tái phát triển trở lại làm giảm hiệu quả khử trùng.
Khử trùng nước thải bằng tia cực tím UV
Nước thải được đưa qua các đèn khử trùng nước UV. Hiệu quả khử trùng bằng tia cực tím UV phụ thuộc vào đặc tính vật lý và hóa học của nước thải. Với chất lượng nước thải tốt hơn quá trình khử trùng nước thải bằng tia UV đạt hiệu quả cao hơn.
Ưu điểm của quá trình khử trùng nước thải bằng tia cực tím UV là rất nhanh chóng và không thêm độc tính gây hại vào nước thải. Tuy nhiên khử trùng bằng tia cực tím UV không có lượng khử trùng duy trì còn lại nên các vi sinh vật có thể tái phát triển lại trong quá trình lưu trữ và phân phối
» http://saovietlocnuoc.com/khu-trung-nuoc-bang-phuong-phap-vat-ly/
» http://saovietlocnuoc.com/diet-khuan-nuoc-bang-den-uv/
Khử trùng nước thải bằng màng lọc
Công nghệ màng lọc khử trùng nước thải bằng cách lọc ra vi sinh vật. Quá trình khử trùng này không yêu cầu bổ sung hóa chất do đó không tạo ra các sản phẩm phụ khử trùng độc hại.
Các loại màng lọc được sử dụng bao gồm:
- Màng thẩm thấu ngược (RO)
- Màng siêu lọc (UF)
- Vi lọc
Vi lọc là công nghệ khử trùng nước thải có khả năng thực hiện nhất. Nước thải đi qua các lớp sợi màng với hàng triệu lỗ lọc có kích thước rất nhỏ. Các lỗ lọc này cho phép nước thải chảy qua đóng vai trò như rào cản vật lý đối với các hạt và vi sinh vật.
Vi lọc có hiệu quả làm giảm các hạt, vi khuẩn và 1 loạt vi rut, tảo và protozoan. Các động vật nguyên sinh lớn hơn 0,2 micron được loại bỏ bằng vi lọc.
Tuy nhiên sử dụng vi lọc để khử trùng nước thải sẽ tốn kém chi phí, tiềm năng nhiễm khuẩn và cần định kỳ làm sạch màng lọc.
Khử trùng nước thải bằng phương pháp sinh học
Nước thải được lưu trữ trong các bể trong vòng 30 ngày cho phép quá trình khử trùng diễn ra tự nhiên. Khử trùng tự nhiên có thể xảy ra qua ánh sáng mặt trời hoặc vi sinh vật tự nhiên chết. Quá trình khử trùng tự nhiên có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố:
- Độ đục của nước thải: Ảnh hưởng đến ánh sáng mặt trời thâm nhập
- Lượng chất lơ lửng trong nước
- Nhiệt độ, PH, hấp phụ, lắng tiếp tục ảnh hưởng đến việc khử trùng tự nhiên và quá trình bất hoạt xảy ra khi nước thải được lưu trữ trong các bể lắng