PH nước hồ bơi ở mức 8,2 – Có cần làm giảm không ? Cách làm giảm PH về mức chuẩn
PH nước hồ bơi ở mức 8,2 là cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép 7,8. PH ở mức này sẽ khiến clo giảm hiệu quả diệt khuẩn, nước dễ bị đục trắng, người bơi bị kích ứng da và mắt … Vì vậy nếu PH ở mức 8,2 cần phải làm giảm xuống mức 7,8. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu những ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ bơi khi PH ở mức 8,2 và cách làm giảm PH nước hồ bơi về mức cho phép
Hiểu đúng về pH trong nước bể bơi
PH là chỉ số đo độ kiềm hoặc axit của nước:
-
- pH < 7: Nước có tính axit
- pH = 7: Nước trung tính
- pH > 7: Nước có tính kiềm
- Mức pH phù hợp cho hồ bơi: 7,2 – 7,8
PH = 8,2 có ảnh hưởng gì, có cần làm giảm không ?
PH nước hồ bơi ở mức 8,2 làm giảm hiệu quả khử trùng của clo, nước dễ bị đục trắng, người bơi bị kích ứng da và mắt, gây hư hỏng thiết bị
PH ở mức 8,2 làm giảm hiệu quả khử trùng của Clo: Clo hoạt động tốt nhất khi pH trong khoảng 7,2 – 7,8. Khi pH lên tới 8,2, hiệu quả diệt khuẩn của Clo giảm còn khoảng 20% → nước dễ có vi khuẩn, rêu tảo.
PH cao hơn mức chuẩn 7,8 khiến nước dễ bị đục, đóng cặn trắng: Ở pH cao, canxi và magie trong nước kết tủa, tạo váng trắng hoặc cặn bám quanh thành bể.
Tăng kích ứng da và mắt: PH cao làm màng nhầy trong mắt và da bị ảnh hưởng → dễ đỏ mắt, ngứa da sau khi bơi.
Gây hư hỏng thiết bị: PH cao làm cặn canxi bám lên đầu bơm, van, ống lọc, gây nghẹt, hao mòn, giảm tuổi thọ thiết bị.
Kết luận: pH 8,2 là quá cao, bắt buộc phải hạ về mức 7,2–7,8
Bài viết: Tại sao PH nước bể bơi phải ở mức chuẩn 7,2 -7,8
Cách làm giảm pH từ 8,2 xuống mức chuẩn 7,2 – 7,8
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Bộ test nước hồ bơi (test kit hoặc máy đo điện tử)
- Găng tay, kính bảo hộ
- Gậy khuấy (nếu hồ nhỏ)
- Xô nhựa sạch
Bước 2: Chuẩn bị hóa chất hạ pH
Có 2 loại hóa chất hạ pH thông dụng:
Hóa chất | Tên thường gọi | Cách dùng |
Acid HCl loãng | Acid muriatic | Pha loãng với nước trước khi cho vào hồ |
Sodium Bisulfate | pH minus (bột) | Hòa tan với nước, rải quanh thành hồ |
Lưu ý: Luôn pha loãng acid vào nước, không đổ trực tiếp vào hồ.
Bước 3: Tính lượng hóa chất cần dùng
Công thức tham khảo:
Lượng Acid HCl cần (lit) = [pH hiện tại – pH mục tiêu] × Hệ số × Thể tích hồ (m³)
Bước 4: Thêm hóa chất vào nước hồ
- Rải đều quanh hồ khi máy tuần hoàn đang chạy
- Nếu dùng acid: pha loãng trong xô nhựa, rồi từ từ đổ quanh hồ
Bước 5: Chờ và kiểm tra lại pH
- Đợi 4–6 tiếng (hoặc để qua đêm)
- Test lại pH bằng bộ test
- Nếu pH vẫn >7,8 → tiếp tục điều chỉnh (lặp lại từ bước 3)
Mẹo giúp giữ pH ổn định sau khi điều chỉnh
- Không cho quá nhiều hóa chất cùng lúc
- Kiểm tra pH định kỳ 2–3 ngày/lần
- Duy trì kiềm tổng (TA) ở mức 80–120 ppm để pH ổn định hơn
- Nếu cấp nước từ nước suối hay nước giếng → nên đo pH nước cấp trước khi cho vào bể