CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Hướng dẫn bảo trì hồ bơi nước mặn chuẩn từ chuyên gia

Bảo trì hồ bơi nước mặn không giống với việc bảo trì hồ bơi dùng clo, vì vậy nếu áp dụng sẽ có thể làm hỏng hồ bơi và các hệ thống hỗ trợ của nó. Bài viết chia sẻ cho bạn hướng dẫn bảo trì hồ bơi nước mặn chuẩn từ chuyên gia xử lý nước trên 20 năm kinh nghiệm.

Bảo trì hồ bơi nước mặn là gì ?

Bảo trì hồ bơi nước mặn là một loạt các công việc cần phải thực hiện để thiết bị hồ bơi hoạt động tốt phát huy hiệu quả chức năng của nó, vệ sinh hồ bơi thường xuyên, sử dụng hóa chất hợp lý nhằm đảm bảo cân bằng hóa chất hồ bơi giúp nước hồ bơi luôn trong, sạch sẽ, an toàn và là điểm đến hấp dẫn cho người bơi.

 

hướng dẫn bảo trì hồ bơi nước mặn

Công việc cần làm để bảo trì hồ bơi nước mặn

Bể bơi nước mặn cũng cần được bảo trì thường xuyên để duy trì chất lượng nước an toàn và hấp dẫn. Các công việc quan trọng nhất để bảo trì bể bơi nước mặn là:

  • Đảm bảo hóa chất hồ bơi ở mức thích hợp
  • Thường xuyên làm sạch hồ bơi
  • Kiểm tra cực điện phân muối và làm sạch hoặc thay thế nó nếu cần thiết
  • Đảm bảo tuần hoàn nước hồ bơi đầy đủ tránh tình trạng đọng nước

Dưới đây là công việc cần được thực hiện được sắp xếp theo thời gian hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm

Hàng ngày:

  • Vớt rác hồ bơi
  • Làm sạch giỏ skimmer và giỏ lọc máy bơm
  • Chạy máy bơm bể bơi trong thời gian từ 4 – 8 giờ

Hàng tuần:

  • Sốc clo bằng clo bột
  • Kiểm tra và điều chỉnh nồng độ hóa học (độ PH, độ kiềm, clo, độ mặn, độ cứng canxi )

Hàng tháng:

  • Rửa ngược và làm sạch bộ lọc
  • Làm sạch sâu bề mặt hồ bơi
  • Kiểm tra và rửa sạch cực điện phân muối

Hàng năm: 

  • Làm sạch sâu cực điện phân
  • Làm sạch sâu bộ lọc hồ bơi

Thường xuyên làm sạch hồ bơi

Làm sạch hồ bơi là một trong những phần quan trọng nhất của bảo trì bể bơi nước mặn. Dưới đây là các công việc làm sạch hồ bơi nước mặn:

Vớt rác, cọ bể và hút cặn

Ba việc lớn trong làm sạch hồ bơi. Cần vớt rác hồ bơi hàng ngày để loại bỏ rác trôi nổi ra khỏi nước. Cọ bể bơi nên thực hiện thường xuyên nhằm đánh bật cặn bẩn và rễ tảo ngăn không cho chúng phát triển. Hút cặn thường xuyên giúp nước hồ bơi luôn trong, sạch sẽ.

Rửa ngược và làm sạch bộ lọc hồ bơi

Bộ lọc hồ bơi là một trong những thành phần quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống nước mặn, vì vậy cần làm sạch bộ lọc thường xuyên giúp nó có thể lọc loại bỏ cặn bẩn ra khỏi nước. Với bộ lọc cặn bể bơi cần thường xuyên rửa sạch lõi lọc giấy bằng vòi xịt hoặc ngâm trong dung dịch tẩy rửa. Bộ lọc cát cần rửa ngược định kỳ sau khoảng 1 tuần hoặc bất cứ khi nào áp suất trong bình lọc lên cao vượt quá 8 – 10 psi so với áp suất bình thường  hoặc khi lượng nước trả về yếu.  Mỗi năm nên làm sạch sâu bộ lọc bể bơi khoảng 2 – 3 lần.

Lưu ý khi làm sạch hồ bơi nước măn tránh để nước bắn tung tóe lên vì có thể dẫn đến nồng độ muối cao ở bên ngoài lớp lót hồ bơi và sàn hồ bơi có thể gây đóng cặn hoặc ăn mòn. Khi làm sạch nên sử dụng vòi thường xuyên phun nước xuống khu vực đó để đẩy muối trở lại hồ bơi, bước này làm giảm thiểu nguy cơ tích tụ cặn trong khi vẫn đảm bảo độ sạch hồ bơi.

Duy trì hóa học hồ bơi

Duy trì mức muối

Mức độ muối phổ biến cho hồ bơi khoảng 3400 ppm. Máy tạo ra muối clo cần ít nhất 3000 ppm để hoạt động do đó nếu mức muối quá thấp cần phải thêm muối bột  hồ bơi cho đến khi đạt mức ban đầu cho máy tạo muối. Nếu lượng muối quá cao có thể gây ăn mòn và làm hỏng điện cực muối.

Quản lý nồng độ chất ổn định nước

Chất ổn định nước là axit cyanuric  ngăn clo bay hơi. Hầu hết các bể bơi nước mặn đều sử dụng axit cyanuric, chất này liên kết tốt với clo và giúp clo tồn tại trong bể. Khi nồng độ axit cyanuric ổn định, nồng độ clo trong hồ bơi gần như ổn định. Axit cyanuric có trong viên clo (TCCA). Nếu hồ bơi có sử dụng thêm viên clo  trong nước có axit cyanuric.

Duy trì mức độ PH trong khoảng 7,2 – 7,8

Kiểm tra độ PH và clo dư thường xuyên bằng bộ dụng cụ kiểm tra

Sốc hồ bơi bằng clo bột ít nhất 1 lần / 1 tuần

Bể bơi nước mặn nên sốc định kỳ ít nhất 1 lần/1 tuần bằng clo bột. Sốc clo giúp loại bỏ kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật, rêu tảo ngăn không chúng phát triển làm đổi màu bể bơi.

Kiểm tra máy điện phân muối

Cực điện phân là trái tim của toàn bộ hệ thống bể bơi nước mặn. Nếu cực điện phân muối gặp vấn đề, hồ bơi sẽ không đủ clo kéo theo nhiều vấn đề như nước bị đục, có rêu tảo

Bước 1: Kiểm tra cực điện phân muối

Tắt nguồn máy điện phân, để an toàn rút phích cắm sau khi tắt. Có thể cần phải tắt máy bơm hoặc các thiết bị khác cung cấp nước qua cực điện phân. Sau đó tháo ngăn chứa muối ở cả 2 đầu, lấy nó ra và kiểm tra trực quan các tấm kim loại bên trong nó. Các cặn khoáng thường có màu trắng và bong tróc, dễ dàng nhìn thấy. Nếu không có cặn bám vào hãy lắp lại và bật lại. Tiếp tục kiểm tra lại sau một tháng. Nên kiểm tra cực điện phân muối ít nhất 2 tháng 1 lần tối thiểu 6 tháng 1 lần hoặc có thể thường xuyên hơn. Nếu có cặn bám vào cực điện phân hãy thực hiện bước tiếp theo

Bước 2: Vệ sinh vật lý

Nếu cực điện phân bị bẩn bởi khoáng chất, hãy dùng tay hoặc dụng cụ gắp nhỏ để loại bỏ các mảnh vụn. Sau đó rửa sạch bằng vòi để loại bỏ các mảnh vụn. Nên làm sạch cực điện phân bằng cách này khoảng 3 tháng 1 lần.

Bước 3: Làm sạch bằng hóa chất

Nếu vẫn còn nhiều vết bẩn hãy pha dung dịch gồm 5 phần nước sạch với 1 phần axit HCl (đổ trực tiếp axit vào nước)  sau đó đổ dung dịch vừa pha được vào bình chứa muối. Nó sẽ nổi bọt trong khoảng 10 phút. Khi hoàn tất, đổ dung dịch trở lại thùng và xả đi. Sau đó rửa bên trong cực điện phân bằng vòi và lắp lại hệ thống.

Cần cố gắng hạn chế tần suất làm sạch cực điện phân bằng hóa chất vì làm nhiều sẽ làm cực điện phân nhanh bị hỏng.

 

scroll top