CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Cách nâng PH bể cá – Tại sao PH bể cá đặc biệt quan trọng

PH bể cá đặc biệt quan trọng và cần được quan tâm hàng đầu. Bất kỳ sự thay đổi PH nào ra khỏi phạm vi PH thông thường của từng loài cá có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá thậm chí gây chết hàng loạt. Bài viết giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân PH thấp trong bể cá, tại sao PH bể cá đặc biệt quan trọng và cách tăng PH bể cá an toàn hiệu quả nhất.

PH của bể cá bao nhiêu là phù hợp

Bể cá là thiết bị dùng để nuôi các sinh vật dưới nước thường được làm bằng vật liệu trong suốt như thủy tinh, nhựa hoặc acrylic. Bể cá chứa đầy nước và cung cấp môi trường sống cho cá và các sinh vật khác.

PH là thông số được sử dụng để đo độ axit và độ kiềm của dung dịch và là chỉ tiêu được quan tâm trong nhiều ngành công nghiệp. PH =7 là giá trị trung tính, dưới 7 có tính axit và trên 7 có tính bazo. PH của bể cá dao động tùy thuộc vào từng loài:

  • Bể nước ngọt: PH nằm trong khoảng từ 6 – 7,5 tùy thuộc vào loại cá
  • Bể nước mặn: PH từ 7,6 – 8,4
  • Bể nhiệt đới: Nước có tính axit nhẹ PH  từ 6 -7
  • Rạn san hô: PH từ 8 – 8,4

Tại sao PH bể cá đặc biệt quan trọng

PH bể cá đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Cụ thể như sau:

Quá trình sinh hóa: PH ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh hóa ở cá bao gồm hô hấp, tiêu hóa, chức năng thần kinh, trao đổi chất và co cơ. Hoạt động bình thường của các quá trình này cần môi trường PH cụ thể.

Hô hấp: Cá thở bằng mang, chức năng mang bị ảnh hưởng bởi độ PH. Nếu PH quá cao hoặc quá thấp có thể gây bỏng mang hoặc tổn thương niêm mạc mang, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cá

Các chất độc hại: Độc tính của một số chất trong nước có thể bị ảnh hưởng bởi độ PH. Ví dụ amoniac độc hơn ở độ PH cao. Nếu PH được duy trì ở phạm vi phù hợp có thể làm giảm độc tính của các chất này.

Sinh sản: Một số loài cá cần môi trường PH cụ thể để sinh sản chẳng hạn như nhiều loài cá nhiệt đới vùng Amazone sinh sản thành công hơn ở vùng nước có tính axit. PH quá thấp hoặc quá cao đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cá.

Gây chết cá: PH quá cao hoặc quá thấp có thể dẫn đến cá chết

Dấu hiệu khi PH bể cá thay đổi

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết PH bể cá thay đổi gây mất cân bằng:

Những thay đổi trong hành vi của cá: Cá có thể gặp khó khăn khi bơi, nổi hoặc chìm bất thường hoặc hoạt động bất thường. Cá thở nhanh hơn nên cần hô hấp nhiều hơn, màu sắc của cá trở nên nhợt nhạt hơn. Khi PH bể cá quá cao hoặc quá thấp đều gây khó khăn cho hô hấp của cá gây khó thở và tốc độ thở trở nên nhanh hơn.

Thực vật trong bể cá phát triển chậm không mọc lá mới hoặc lá bị vàng

Rêu tảo nhiều hơn: PH thay đổi đặc biệt khi độ PH quá cao rêu tảo phát triển mạnh hơn làm cho nước có màu xanh rêu, dấu hiệu sớm rêu tảo phát triển là sờ vào thành bể thấy nhớt, trơn trượt.

 

Cách nâng PH bể cá - Tại sao PH đặc biệt quan trọng

 

Nguyên nhân PH bể cá thấp

PH bể cá thấp do một số nguyên nhân sau:

  • Sự phân hủy chất hữu cơ: Thức ăn thừa nhiều, phân cá .. không được vệ sinh thường xuyên
  • Nồng độ CO2 tăng cao
  • Tác dụng của vật liệu lọc
  • PH của nguồn nước thay thế vào
  • Nước không được thay thường xuyên

PH nước bể cá thấp do đâu 

Cách nâng PH bể cá

Nâng PH bể cá cần thận trọng trên cơ sở cân nhắc không được làm chết cá vì vậy nên ưu tiên phương pháp nâng tự nhiên không dùng hóa chất, chỉ dùng hóa chất nâng PH khi không thể làm tăng PH bằng các phương pháp khác.

Thay nước: Thay nước là điều mà mọi người chơi cá cảnh đều quen thuộc. Cách hiệu quả và chi phí thấp để nâng độ PH trong bể cá là thường xuyên thay nước. Có thể chỉ nên thay một lượng nước nhỏ thay vì thay một lần lớn để làm giảm nguy cơ cá bị sốc.

Bổ sung lượng cacbonat bằng cách thêm đá và nhiều chất nền: Có thể tăng PH cho bể cá bằng cách thêm nhiều đá hoặc chất nền vào bể cá. Chẳng hạn như san hô nghiền hoặc đá vôi. Tuy nhiên cần thêm đá vôi hoặc san hô nghiền dần dần vì nó có thể làm tăng độ PH của nước quá mức.

Thêm vỏ sò cũng là một cách dễ dàng để tăng độ PH của nước bể cá.

Tăng mức oxy: Khi tăng lượng oxy trong bể, nước sẽ trở nên thông thoáng hơn và lượng CO2 sẽ giảm.

Thêm hóa chất: Thêm hóa chất được xem như là phương án cuối cùng để tăng PH nước bể cá. Thêm hóa chất có thể làm tăng đáng kể độ PH và được xem là giải pháp tam thời.

Sử dụng chất đệm hóa học: Có nhiều sản phẩm thương mại trên thị trường dùng để tăng hoặc giảm độ PH của nước. Các sản phẩm này thường bao gồm chất đệm hóa học có tính axit hoặc kiềm để dễ dàng điều chỉnh độ PH của nước. Khi sử dụng cần tuân theo các khuyến nghị trên nhãn sản phẩm và kiểm tra độ PH thường xuyên.

Cách bảo trì bể cá tạo môi trường sống lành mạnh

Để tạo môi trường sống lành mạnh cho cá sinh trưởng cần vệ sinh bể cá thường xuyên, giám sát và bảo trì chất lượng nước. Dưới đây là các biện pháp bảo trì nên thực hiện:

  • Thay nước thường xuyên: Thay nước có thể giúp duy trì chất lượng nước và loại bỏ chất thải tích lũy và các chất có hại
  • Vệ sinh thiết bị: Vệ sinh bộ lọc thường xuyên để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả. Đèn và các thiết bị khác của bể cá cũng cần được vệ sinh thường xuyên
  • Kiểm tra chất lượng nước: Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước như độ PH, oxy hòa tan, amoniac, nitrat và độ cứng
  • Kiểm tra cá: Thường xuyên kiểm tra cá xem có dấu hiệu bất thường nào của cơ thể như nhạt màu, chán ăn, khó thở, hô hấp liên tục …
  • Quản lý việc cho ăn: Tránh cho ăn quá nhiều, thức ăn thừa có thể gây ra các vấn đề chất lượng nước và gây vấn đề về sức khỏe của cá
  • Quản lý ánh sáng: Đảm bảo bể cá có đủ ánh sáng mỗi ngày nhưng cũng tránh ánh nắng trực tiếp quá mức để không tạo ra quá nhiều tảo
  • Thêm các vật trang trí như đá hoặc gỗ cung cấp chỗ trú ẩn và không gian bơi lội cho cá đồng thời giúp điều chỉnh độ PH của bể cá tự nhiên.
scroll top