CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Các bệnh có thể gặp khi đi bơi vào mùa hè

Bạn có thể có nguy cơ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường nước nếu bơi tại các  hồ bơi không được vệ sinh khử trùng sạch sẽ. Các bệnh lây lan qua hồ bơi thường gặp là bệnh về đường tiêu hóa , bệnh về da, bệnh về hô hấp, đau tai, thậm chí có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh, gan hoặc ngộ độc dẫn đến tử vong. Bài viết giúp bạn tìm hiểu các bệnh có thể mắc phải khi bơi lội và những người dễ bị mắc phải những bệnh này cũng như cách phòng tránh mắc các bệnh lây lan qua đường nước.

Các triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh do bơi lội

Bạn có thể mắc các bệnh do lây nhiễm qua đường bơi lội nếu nuốt, tiếp xúc, hít phải khí độc hoặc khí dung từ nước bị nhiễm khuẩn hoặc cũng có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh do bơi lội là tiêu chảy, buồn nôn, nôn, phát ban trên da, đau tai, ho hoặc nghẹt mũi, đau mắt.

Các bệnh có thể mắc phải khi bơi lội phổ biến nhất

Bệnh đường tiêu hóa

Các bệnh đường tiêu hóa mắc phải do người bơi nuốt phải nước bị ô nhiễm bởi các vi rut gây bệnh. Triệu chứng chung của người mắc bệnh đường tiêu hóa do bơi lội là tiêu chảy, buồn nôn, sốt, đau bụng … Dưới đây là các bệnh đường tiêu hóa thường gặp

Cryptosporidium: Là bệnh phổ biến nhất do nước hồ bơi ô nhiễm gây ra. Người mắc bệnh bị tiêu chảy, đau bụng, mất nước, nôn nhẹ, sốt và buồn nôn. Với những người có hệ miễn dịch kém có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng

Giardia: Gây đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn, nôn và mất nước

E.coli: Phân có máu và chuột rút là 2 triệu chứng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra. Một số chủng E.coli có thể dẫn đến suy thận

Shigella: Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy nặng kèm theo phân có máu, sốt

Norovirus: Lây lan nhanh và có thể gây tiêu chảy, nôn nao, buồn nôn, đau dạ dày, sốt. Norovirus có thể lây lan qua phân hoặc chất nôn của người bị nhiễm bệnh.

Plesiomonas: Gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt, lạnh và đau bụng

Campylobacter: Tiêu chảy, chuột rút, đau dạ dày, sốt, buồn nôn và nôn.

Bệnh hô hấp

Các bệnh hô hấp do bơi lội có triệu chứng giống cảm lạnh hoặc cúm như khó thở, ho hoặc nhiễm trùng ở phế quản, phổi. Các bệnh hô hấp mắc phải do hít phải hơi nước hoặc tiếp xúc với nước bị nhiễm trùng. Các bệnh liên quan đường hô hấp khi đi bơi là bệnh Legionellosis, bệnh gây viêm phổi có thể đe dọa đến tính mạng. Một bệnh gây ra do virus khác nhưng ít nguy hiểm hơn là bệnh sốt Pontiac, có triệu chứng ban đầu giống như bệnh Legionnaies là mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sốt, ớn lạnh và ho nhưng không gây tử vong.

Một bênh khác được gọi là mycobacteria và nội độc tố đến từ hơi nước bị nhiễm vi khuẩn hoặc các loại vi khuẩn mảnh có thể gây ra phản ứng dị ứng và gây viêm được gọi là viêm phổi quá mẫn, ít gặp nhưng có liên quan đến spa hoặc hồ bơi trong nhà có tạo hơi nước dưới dạng sương.

Bệnh về da

Các bệnh về da do tiếp xúc với nước hồ bơi ô nhiễm như phát ban da, ngứa, mụn nhọt, viêm nang lông, phản ứng dị ứng với hóa chất.

Viêm tai ngoài

Bệnh về tai không xuất hiện vài ngày sau khi tiếp xúc với nước.Triệu chứng là đỏ, viêm, đau khi cử động đầu hoặc chạm vào tai, ngoài ra tai có thể chảy máu. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên nhiều khả năng mắc bệnh hơn. Thuốc kháng sinh nhỏ tai có thể được sử dụng để điều trị

Bệnh do vi khuẩn lam tảo xanh

Vi khuẩn lam còn được gọi là tảo nở hoa hoặc tảo xanh lam thường gặp trong hồ bơi vệ sinh kém. Khi chúng phát triển mạnh lan rộng (nở hoa) là lúc độc hại nhất, mọi người có thể bị kích ứng da, mắt hoặc tai nếu tiếp xúc. Nếu nuốt phải vi khuẩn lam có thể gây co thắt dạ dày, nôn nao, tiêu chảy, sốt, đau đầu, đau cơ và tổn thương đến thần kinh và gan

Ai là người có nguy cơ cao nhất mắc các bệnh khi bơi lội

Trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có vấn đề về sức khỏe hoặc đang dùng thuốc làm giảm khả năng chống lại vi trùng và bệnh tật của cơ thể – chẳng hạn như những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do ung thư, ghép tạng hoặc HIV – là những người có nguy cơ cao nhất mắc các bệnh khi bơi lội.

Tại sao xuất hiện các bệnh lây lan khi bơi lội vào mùa hè

Các bệnh lây nhiễm do virut vi khuẩn  từ người này sang người khác là do nguồn nước hồ bơi không được sạch sẽ, khử trùng đúng cách, lượng clo dư quá thấp dưới mức yêu cầu 1 – 3 ppm (1 – 3 mg/l) và độ PH không  cân bằng ở mức  7,2 – 7,6 khiến clo hoạt động không hiệu quả. Người bị nhiễm bệnh không được cảnh báo nên không có biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người khác

Clo dư là vũ khí tiêu diệt các vi khuẩn, virut gây bệnh ngay khi chúng vừa xuất hiện. Hàm lượng clo dư ở mức  1 – 3mg/ l là đủ để tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn gây bệnh này. Nếu ở mức dưới, không đủ clo khiến vi khuẩn vi rut xâm nhập vào trong nước và nhân lên nhiều hơn do môi trường nước liên tục được bổ sung các hợp chất hữu cơ và lượng người bơi mỗi ngày đông trong khi lượng nước bể bơi quá lớn và bể bơi không thể thay nước hàng ngày được. 

Làm thế nào phòng tránh lây nhiễm các bệnh khi bơi lội ?

Để phòng tránh lây nhiễm các bệnh khi bơi lội vào mùa hè, tốt nhất bạn hãy quan sát kỹ nước hồ bơi, nếu nước hồ bơi không trong mà đục mờ mờ không nhìn rõ đáy thì tốt nhất không nên bơi vì đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy nước hồ bơi đang bị ô nhiễm bởi kim loại nặng, cặn bẩn, vi khuẩn, virut, chất thải của con người… 

Cách phát hiện hồ bơi bẩn và không an toàn

Một dấu hiệu khác cho thấy nước hồ bơi có thể gây nguy hại cho bạn là nước có màu xanh nhưng không nhìn thấy đáy, không nhìn rõ đường viền gạch hay các gờ bể. Đó là do người vận hành hồ bơi đã sử dụng đồng sunfat để tạo màu xanh cho nước nhằm che giấu việc nước hồ bơi bẩn và bị đục. Đồng sunfat là hóa chất cực độc và gây nguy hại được EPA (cơ quan bảo vệ sức khỏe con người và môi trường Mỹ) phân loại là hóa chất có độc tính cao loại 1 và yêu cầu gắn nhãn cảnh báo chất độc trên tất cả các sản phẩm có đồng sunfat. Bạn có thể tìm hiểu lý do tại sao không nên sử dụng đồng sunfat cho hồ bơi

Ngoài ra để đảm bảo an toàn sau khi bơi bạn có thể thực hiên các cách sau:

  • Tắm sau khi bơi
  • Rửa tay sạch sau khi đi bơi
  • Không nuốt nước hồ bơi
  • Lau khô tai sau khi bơi
  • Những người bị tiêu chảy không nên xuống hồ bơi. Mọi người thường có một lượng nhỏ phân trên cơ thể. Nếu một người bị tiêu chảy xuống nước, họ có thể làm ô nhiễm nước và khiến người khác bị bệnh.

 

Các bệnh thường gặp khi đi bơi vào mùa hè

scroll top