CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Tầm quan trọng của độ PH trong ngành dệt may

PH cực kỳ quan trọng trong ngành dệt may, PH ảnh hưởng đến độ bền màu, độ bền của sợi vải. Bài viết giúp bạn tìm hiểu vai trò quan trọng của độ PH trong ngành dệt may, những tác động của nó đến quá trình sản xuất và chế biến vải và cách kiểm tra độ PH của hàng dệt may.

Tầm quan trọng của độ PH trong ngành dệt may

PH là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của một chất. PH có phạm vi từ 0-14 với 7 là trung tính. PH dưới 7 có tính axit và trên 7 có tính kiềm. PH cực kỳ quan trọng trong ngành dệt may, PH ảnh hưởng đến độ bền màu, độ bền của sợi vải. 

PH ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ bền của sản phẩm dệt. Quá trình dệt phải sử dụng các loại hóa chất và thuốc nhuộm khác nhau chính vì vậy PH đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thành phẩm. Độ PH của vật liệu dệt có thể tác động đáng kể đến các đặc tính của nó như màu sắc, kết cấu và hiệu suất. Nếu độ PH của dung dịch nhuộm quá cao hoặc quá thấp nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng màu của vải. Nếu độ PH của vải không được kiểm soát đúng cách có thể khiến khả năng hấp thụ thuốc nhuộm không đồng đều và độ bền màu kém.

PH ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của sợi dệt. PH cao hay thấp đều có thể làm suy yếu sợi và khiến chúng bị hỏng theo thời gian. Do đó cần duy trì độ PH ở phạm vi thích hợp để đảm bảo hàng dệt có chất lượng cao và tuổi thọ dài.

Nước thải từ quá trình dệt may cũng có thể tác động đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Độ PH của nước thải phải được theo dõi để đảm bảo rằng nó nằm trong giới hạn chấp nhận được trước khi thải vào môi trường.

Ảnh hưởng của độ PH trong ngành dệt may ướt

Độ PH ảnh hưởng đến hàng dệt may ngay từ khi bắt đầu quá trình sản xuất. Trong quá trình cọ rửa, là giai đoạn đầu tiên của quá trình xử lý ướt hàng dệt, dung dịch kiềm được sử dụng để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn trên vải. Độ PH nên được duy trì từ 9 -10 để làm sạch hiệu quả. Nếu độ PH quá thấp có thể dẫn đến loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, trong khi nếu quá cao có thể làm hỏng vải.

Trong quá trình nhuộm và in, độ PH đóng vai trò quan trọng trong việc xác định màu sắc cuối cùng của vải. Các loại thuốc nhuộm khác nhau yêu cầu độ PH khác nhau để có độ đền và độ ổn định màu tối ưu. Thuốc nhuộm axit yêu cầu môi trường axit có PH từ 4 – 6. Thuốc nhuôm hoạt tính cần môi trường trường kiềm có PH từ 10 – 11. Nếu PH không được duy trì trong phạm vi yêu cầu có thể dẫn đến thuốc nhuộm không đều hoặc phai màu theo thời gian.

Ngoài màu sắc, độ PH còn ảnh hưởng đến độ bền và độ mịn của vải. Môi trường axit hoặc kiềm quá mức có thể làm suy yếu sợi dẫn đến độ bền giảm khiến vải dễ bị rách hoặc sờn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến độ mịn của vải khiến vải bị thô hoặc khó chịu khi mặc.

 

Tầm quan trọng của độ PH trong ngành dệt may - Cách kiểm tra độ PH hàng dệt may

 

Độ PH và các loại vải

Vải dệt có độ PH cao hơn có xu hướng dễ bị hư hỏng và rách hơn. Vải dệt có độ PH thấp hơn sẽ ít bị phân hủy và bền hơn. Các loại vải khác nhau có độ PH lý tưởng khác nhau. Các loại sợi tự nhiên như bông và len thường có độ PH thấp hơn nên dễ bị hư hỏng bởi chất tẩy rửa có tính kềm hoặc chất tẩy rửa thông thường. Sợi tổng hợp yêu cầu độ PH cao hơn để loại bỏ vết bẩn và bụi bẩn hiệu quả.

Yêu cầu độ PH tiêu chuẩn trong ngành dệt may là 4 -9 tuy nhiên hầu hết quần áo có giá trị PH lý tưởng từ 4,5 – 7,5. Tất cả hàng dệt phải tuân theo phương pháp tiêu chuẩn ISO 3071.

Kiểm soát độ PH trong quá trình nhuộm và hoàn thiện hàng dệt may

Trong quá trình nhuộm:

Độ PH tối ưu để nhuộm vải phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm loại vải, thuốc nhuộm và các hóa chất khác được sử dụng trong quy trình. Nếu độ PH không được duy trì trong phạm vi phù hợp có thể làm khả năng hấp thụ màu kém, nhuộm không đều thậm chí có thể làm hỏng vải.

  • Axit được sử dụng để trung hòa vải dệt sau quá trình tẩy trắng và giặt. Axit được sử dụng là axit axetic.
  • Khi sử dụng thuốc nhuộm sử dụng chất kiềm để tăng độ PH. Hóa chất được sử dụng là natri hydroxit (xút) hoặc tro soda.
  • Sau khi làm mềm vải và trước khi dỡ ra chúng cần được trung hòa bằng axit.

Trong quá trình hoàn thiện:

Stentering là quá trình hoàn thiện cơ học đòi hỏi kiểm tra độ PH của dung dịch làm mềm bên trong bể chứa stenter.

Làm thế nào kiểm tra độ PH của hàng dệt may

Trong ngành dệt may độ PH là thông số cần phải theo dõi cẩn thận để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và sản phẩm dệt may đạt tiêu chuẩn mong muốn. Dưới đây là các bước kiểm tra độ PH của hàng dệt may:

  • Đun sôi 250ml nước trong 10 phút. Nước này phải được chưng cất hoặc khử ion để không chứa bất kỳ tạp chất nào có thể ảnh hưởng đến độ PH của vải
  • Thêm 10 ± 01 g vải thử vào nước và tiếp tục đun sôi thêm 10 phút
  • Để nước nguôi đến nhiệt độ phòng (khoảng 700F) và lấy mẫu dệt ra.
  • Bóp nước thừa từ vải vào cốc thủy tinh.
  • Kiểm tra độ PH bằng máy đo PH/ORP 5520 hoặc máy đo PH HMP 5750.
  • Kết quả đo được hiển thị trên màn hình.
  • Điều quan trọng là phải đo độ PH của dịch chiết nước trước khi nhuộm và làm xà phòng vật liệu dệt để tránh các vấn đề với quá trình làm mềm và cố định thuốc nhuộm của vật liệu dệt.

Cách theo dõi độ PH trong quá trình sản xuất vải denim

scroll top