CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Văn phòng giao dịch: Số 2 Ngõ 97 Nguyễn Ngọc Nại - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Chỉ tiêu lý học của nước là chỉ tiêu đầu tiên đánh giá chất lượng nguồn nước. Chỉ tiêu lý học của nước bao gồm các chỉ tiêu nhiệt độ, độ màu, độ đục, mùi vị, độ nhớt, độ dẫn điện và tính phóng xạ.

💧 Nhiệt độ

Nhiệt độ nước là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện môi trường và khí hậu. Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quá trình xử lý nước như khử trùng nước, oxy hóa, keo tụ tạo bộng …

Nước mặt là nguồn nước cấp có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

💧 Độ màu

Độ màu của nước thường do các chất bẩn tạo nên. Các hợp chất sắt, mangan không hòa tan làm cho nước có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu vàng, còn các loại thủy sinh như rêu tảo làm cho nước có màu xanh lá cây, nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp thường có màu xanh hoặc đen

Đây là lý do của việc nước bể bơi có màu xanh lá cây – Xem thêm tại đây:http://saovietlocnuoc.com/nuoc-be-boi-co-mau-xanh-la-cay/

Đơn vị đo độ màu thường dùng theo thang màu platin -coban.

Nước thiên nhiên thường có độ màu thấp hơn 200 độ (PtC0)

Độ màu biểu kiến trong nước thường do các chất lơ lửng trong nước tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phương pháp lọc.

Đối với độ màu thưc của nước do các chất hòa tan tạo nên thì phải dùng các biện pháp hóa lý kết hợp.

💧 Độ đục

Độ đục của nước đo lường khả năng truyền ánh sáng của nước, nước là môi trường truyền ánh sáng tốt trong khi nước có chứa huyền phù các hạt cặn đất cát các vi sinh vật thì khả năng truyền ánh sáng bị giảm đi. Vì vậy nước có độ đuc lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn.

Đơn vị đo độ đục thường là mg SiO2/l, NTU, FTU trong đó đơn vị NTU và FTU là tương đương nhau.

Nước mặt thường có độ đục 20 – 100 NTU, mùa lũ có thể lên đến 500 – 600 NTU.

Nước dùng để ăn uống thường có độ đục không vượt quá 5 NTU

Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng là đại lượng liên quan đến độ đục của nước.

Trong QCVN01:2009/BYT giới hạn cho phép độ đục của nước là 2 NTU

» http://saovietlocnuoc.com/do-duc-cua-nuoc-la-gi/

💧Mùi vị

Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học chủ yếu là các hợp chất hữu cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân hủy vật chất gây nên.

Nước giếng khoan thường có mùi tanh, mùi trứng thối .. do ở sâu trong lòng đất yếm khí

Nước sau khi khử trùng với các hợp chất clo có thể có mùi clo hay clophenol

💧Độ nhớt

Độ nhớt là đại lượng biểu thị lực ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực và do vậy nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước. Độ nhớt tăng khi hàm lượng các muối hòa tan trong nước tăng và giảm khi nhiệt độ tăng.

💧Độ dẫn điện

Nước có tính dẫn điện kém, nước tinh khiết ở 200C có độ dẫn điện là 4,2 µS/m (tương ứng điện trở 23,8 MΩ/cm).

Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong nước và dao động theo nhiệt độ.

»http://saovietlocnuoc.com/dan-dien-cua-nuoc-la-gi-dan-dien-co-phai-tds-khong/

💧Tính phóng xạ

Tính phóng xạ của nước là do sự phân hủy các chất phóng xạ có trong nước tạo nên. Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời gian bán phân hủy rất ngắn nên nước thường vô hại. Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn phóng xạ từ nước thải và không khí thì tính phóng xạ của nước có thể vượt quá giới hạn cho phép.

Hai thông số tổng hoạt độ phóng xạ α và β thường được dùng để xác định tính phóng xạ của nước. Trong đó các hạt α bao gồm 2 proton và 2 notron có năng lượng xuyên thấu nhỏ nhưng có thể xuyên vào cơ thể sống qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa gây tác hại cho cơ thể do tính ion hóa mạnh.

Các hạt β có khả năng xuyên thấm mạnh hơn nhưng dễ bị ngăn lại bởi các lớp nước và cũng gây tác hại cho cơ thể.

Chỉ tiêu lý học của nước

scroll top