CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Văn phòng giao dịch: Số 2 Ngõ 97 Nguyễn Ngọc Nại - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Độ đục của nước là gì

Độ đục của nước là thước đo độ trong tương đối của nước. Độ đục là một đặc tính quang học của nước và là một biểu hiện của lượng ánh sáng được phân tán bởi vật liệu trong nước khi ánh sáng được chiếu xuyên qua mẫu nước. Cường độ ánh sáng tán xạ càng cao thì độ đục càng cao.

Độ đục của nước gồm những gì

Độ đục là một đặc tính quang học của nước. Nước đục sẽ do các hạt lơ lửng, hoặc đổi màu. Độ đục có thể đến từ các hạt vật chất lơ lửng như bùn, đất sét, vật liệu vô cơ hoặc các chất hữu cơ như tảo, sinh vật phù du, vật liệu phân rã. Như vậy các yếu tố có thể tạo nên độ đục bao gồm: Chất rắn lơ lửng trong nước, chất hữu cơ hòa tan màu (CDOM), chất hữu cơ hòa tan huỳnh quang (FDOM) và các chất khác …

Mối liên quan giữa độ đục của nước và chất lượng của nước

Chỉ số độ đục được xem như là một chỉ báo về ô nhiễm tiềm năng của nước. Đó là bởi vì nồng độ cao của hạt vật chất ảnh hưởng đến sự thâm nhập của ánh sáng, tức là nước có độ đục cao là do nồng độ các hạt, tạp chất trong nước cao.

Độ đục của nước có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không

Độ đục của nước cao trước hết ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy tiềm năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Độ đục có thể là nguồn thức ăn và là nơi trú ẩn cho các mềm bệnh.

Nếu không xử lý, độ đục có thể thúc đẩy sự phát triển của mầm bệnh trong hệ thống phân phối dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh từ việc sử dụng nguồn nước có độ đục cao cho sinh hoạt ăn uống.

Mặc dù không phải là chỉ báo trực tiếp về nguy cơ sức khỏe, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa việc loại bỏ độ đục và loại bỏ động vật nguyên sinh. Các hạt của độ đục cung cấp nơi trú ẩn cho vi khuẩn làm giảm hiệu quả của quá trình khử trùng nước.

Các chất ô nhiễm như kim loại nặng hòa tan và mầm bệnh có thể gắn vào các hạt lơ lửng và xâm nhập vào nước. Đây là lý do giải thích tại sao sự gia tăng độ đục thường có thể cho thấy tiềm năng ô nhiễm của nguồn nước.

Như vậy độ đục của nước là chỉ số cảnh báo đầu tiên về chất lượng nước có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Độ đục của nước là gìNguyên nhân gây đục nước

Nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến độ đục của nước đó là:

💧Sự thay đổi đột ngột về áp suất đường ống – Ví dụ khi nhân viên cứu hỏa bật vòi nước để chống cháy, khi rò rỉ xảy ra hoặc khi sử dụng thiết bị làm sạch công nghiệp

💧Quá trình xói mòn, xả nước  và xả ra khỏi các khu đô thị và công nghiệp hóa

💧Sự đổi màu tự nhiên qua quá trì hàng ngày của các sinh vật vi mô như thực vật phù du

💧Do quá trình khai thác mỏ, xây dựng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến độ đục của nguồn cung cấp nước gần đó

💧Sự thay đổi địa tầng nước trong lòng đất

💧 Đối với nguồn nước mặt độ đục thay đổi theo mùa, vào mùa mưa nước thường có độ đục cao hơn.

»http://saovietlocnuoc.com/tai-sao-nuoc-be-boi-bi-duc/

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ đục của nước

👉Lưu lượng nước và thời tiết: Độ đục và lưu lượng nước có quan hệ với nhau. Tốc độ dòng chảy cao khiến các hạt luôn lơ lửng trong nước thay vì lắng xuống đáy. Vì vậy trong các con sông và các môi trường dòng chảy cao tự nhiên, độ đục của nước thường cao. Do đó ở những khu vực này điều quan trọng là phải theo dõi những thay đổi về độ đục tại cùng một thời điểm để đảm bảo rằng dữ liệu không bị ảnh hưởng bởi vận tốc nước thấp hơn hoặc cao hơn

Thời tiết đặc biệt là lượng mưa lớn ảnh hưởng đến lưu lượng nước do đó ảnh hưởng đến độ đục của nước. Lượng mưa có thể làm tăng lưu lượng dòng chảy chảy do đó có thể làm tăng xói mòn bờ sông và bổ sung các hạt lơ lửng gây ra độ đục vào nước.

👉Ô nhiễm

Ô nhiễm làm tăng độ đục thông qua việc bổ sung chất rắn lơ lửng và nước thải có màu vào nước. Các nguồn nước thải như nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi … Ngoài làm tăng độ đục của nước các nguồn này còn mang theo những tác nhân gây bệnh có hại và hóa chất vào trong nước

👉Sử dụng đất đai

Một yếu tố chính làm tăng độ đục và tổng nồng độ chất rắn lơ lửng là do sử dụng đất. Việc xây dựng, khai thác gỗ, khai thác mỏ và các khu vực bị xáo trộn khác có mức độ tăng của đất lộ thiên. Cùng với sự gia tăng của tốc độ dòng chảy gây xói mòn và tăng độ đục trong nước

👉Sự phát triển của rêu tảo

Cùng với việc bổ sung các nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng vào nước là sự phát triển mạnh mẽ của các loại rêu tảo. Chính các loại rêu tảo này góp phần làm cho nước bị đổi màu và góp phần làm cho nước trở nên đục hơn.

»http://saovietlocnuoc.com/tai-sao-be-boi-co-reu-tao/

Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục của nước là bao nhiêu

Đơn vị đo độ đục là NTU.

Theo QCVN01:2009/BYT giới hạn tối đa cho phép đối với độ đục là 2 NTU

Xem quy chuẩn Việt Nam về nước dùng cho sinh hoạt ăn uống: Tại đây

Nước có độ đục cao cần phải làm gì

💥Đối với nước ngầm nếu độ đục lớn hơn 1 NTU cần kiểm tra các chỉ tiêu khác để có sự đánh giá toàn diện có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Các chỉ tiêu cần kiểm tra là vi khuẩn và nitrat.

Nếu phát hiện vi khuẩn hoặc nitrat trong nước giếng, độ đục có thể là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của người dùng nên cần tiến hành khử nitrat và khử trùng bằng clo, khử trùng bằng tia cực tím hay khử trùng bằng ozone.

» http://saovietlocnuoc.com/khu-trung-nuoc-bang-clo/

» http://saovietlocnuoc.com/khu-trung-nuoc-sinh-hoat-an-uong/

Giá trị độ đục cao hơn 1 NTU có thể được chấp nhận nếu:

+ Không có vi khuẩn

+ Ntrat – nitơ ít hơn 1 mg/l

+ Giếng không bị nước mặt hay các vật khác tràn vào

+ Không tìm thấy các chất ô nhiễm khác

Nếu tất cả các yếu tố trên đều là đúng thì nhiều khả năng độ đục là do các kim loại nặng trong nước như các kết tủa sắt, mangan hoặc yếu tố địa chất tự nhiên

»http://saovietlocnuoc.com/nuoc-nhiem-nitrat-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-nuoc-nhiem-nitrat/

💥Nếu nước có độ đục cao trên 1mg/l và xét nghiệm có vi khuẩn hoặc nitrat-nitơ lớn hơn 1mg/l

Cần tiến hành làm các xét nghiệm thêm để xác định độ đục có gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

–          Nếu vi khuẩn coliform và E.coli xuất hiện, tiến hành xử lý nước nhiễm khuẩn ecoli và coliform.

–          Khử Nitrat – nitơ cho nước

»http://saovietlocnuoc.com/e-coli-la-gi-nuoc-nhiem-e-coli-co-nguy-hiem-khong/

 

scroll top