CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Nước uống nhiễm chì nguy hiểm như thế nào – Cách loại bỏ chì khỏi nước uống

Nước uống nhiễm chì đặc biệt nguy hiểm. Chì gây tổn thương não và hệ thần kinh cho trẻ em, gây nguy cơ cao huyết áp, tổn thương thận cho người lớn và tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu và sinh non. Trong bài viết này bạn có thể tìm hiểu nước uống nhiễm chì gây nguy hiểm thế nào, tại sao trong nước uống có chì và cách loại bỏ chì khỏi nước uống.

Nước uống nhiễm chì gây nguy hiểm thế nào

Nước uống nhiễm chì rất nguy hiểm.Chì đặc biệt độc hại đối với trẻ em gây ra các tác dụng phụ tiêu cực về thể chất và hành vi ngay cả khi trẻ em tiếp xúc với chị ở mức độ thấp hơn người lớn. Người lớn sử dụng nước uống nhiễm chì có thể gặp các vấn đề về tim mạch, thận và sinh sản. Phụ nữ mang thai và thai nhi thậm chí còn có nguy cơ cao hơn vì phơi nhiễm chì có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và nhẹ cân. Dưới đây là các triệu chứng ngộ độc chì thường gặp nhất:

Triệu chứng ngộ độc chì ở trẻ em:

Trẻ em ngay cả khi tiếp xúc với chì ở mức độ thấp cũng có thể bị: Các vấn đề về hành vi như tăng động, khó tập trung, học kém, chỉ số IQ thấp, tăng trưởng chậm, vấn đề về thính giác, thiếu máu

Trong một số trường hợp hiếm gặp nuốt phải chì có thể gây co giật, hôn mê và thậm chí tử vong.

Triệu chứng ngộ độc chì ở phụ nữ mang thai

Chì có thể tích tụ trong cơ thể chúng ta theo thời gian, nơi nó được lưu trữ trong xương cùng với canxi. Trong thời kỳ mang thai, chì được giải phóng khỏi xương dưới dạng canxi của mẹ và được sử dụng để giúp hình thành xương  của thai nhi. Điều này đặc biệt đúng nếu phụ nữ không có đủ canxi trong chế độ ăn uống. Chì cũng có thể vượt qua hàng rào nhau thai khiến thai nhi tiếp xúc với chì. Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi như làm giảm sự phát triển của thai nhi, sinh non, tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, tăng nguy cơ tiền sản giật, cân nặng trẻ sơ sinh thấp, thậm chí có thể gây tổn thương não, thận và hệ thần kinh của em bé.

Triệu chứng ngộ độc chì ở người trưởng thành

Người trưởng thành tiếp xúc với chì có thể bị các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, giảm chức năng thận và gặp các vấn đề về sinh sản ở cả nam và nữ.

Tại sao chì có trong nước uống

Chì có trong nước uống khi đường ống nước có chứa chì bị ăn mòn (thường là đường ống thép mạ kẽm, ) hoặc vòi nước bằng đồng thau hoặc đồng thau mạ crom, đặc biệt khi nước có PH thấp có tính axit hoặc hàm lượng khoáng chất thấp. Ăn mòn là sự hòa tan hoặc mài mòn kim loại do phản ứng hóa học giữa nước và hệ thống đường ống nước.

Một số yếu tố liên quan đến mức độ chì có trong nước như:

  • Tính chất hóa học của nước (liên quan đến PH của nước, độ axit và độ kiềm), các loại và lượng khoáng chất có trong nước
  • Lượng chì mà nước tiếp xúc
  • Nhiệt độ của nước
  • Lượng hao mòn trong đường ống
  • Nước lưu lại trong đường ống bao lâu
  • Sự hiện diện của lớp vảy hoặc lớp phủ bảo vệ bên trong vật liệu của đường ống.

Nước uống nhiễm chì nguy hiểm như thế nào - Cách loại bỏ chì khỏi nước uống

Tiêu chuẩn hàm lượng chì trong nước uống

EPA Mỹ quy định mục tiêu hàm lượng chì trong nước uống bằng 0 vì chì là kim loại độc hại có thể gây hại cho sức khỏe con người ngay cả ở mức phơi nhiễm thấp. Chì rất bền và có thể tích tụ sinh học trong cơ thể theo thời gian. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và thai nhi đặc biệt dễ bị nhiễm chì vì tác động về thể chất và hành vi của chì xảy ra ở mức độ phơi nhiễm thấp hơn ở trẻ em so với người lớn. Ở trẻ em mức độ phơi nhiễm thấp có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, khuyết tật học tập, vóc dáng thấp, khiếm thính và suy giảm sự hình thành và chức năng của tế bào máu.

Theo Quy Chuẩn Việt Nam về nước dùng cho ăn uống QCVN01:2009/BYT: Hàm lượng chì tối đa trong nước uống có thể chấp nhận được là 0,01 mg/l

Mẹo kiểm tra đường ống có chì hay không

Có thể kiểm tra đường ống có chị hay không bằng cách kiểm tra vết xước. Sử dụng đồng xu hoặc cạnh phẳng của tuốc nơ vít  để cạo nhẹ mọi vết ăn mòn tích tụ trên đường ống. Nếu chỗ bị trầy xước có vẻ sáng bóng và bạc thì rất có thể đường ống được làm bằng chì.

Tuy nhiên cách tốt nhất để biết nước uống có nhiễm chì không bạn nên mang nước đi xét nghiệm tại các trung tâm xét nghiệm uy tín.

Cách loại bỏ chì khỏi nước uống

Lọc thẩm thấu ngược RO, lọc than hoạt tính và chưng cất là các phương pháp có thể sử dụng để loại bỏ chì khỏi nước uống.

Lọc thẩm thấu ngược RO

Hệ thống thẩm thấu ngược sử dụng màng lọc RO có thể loại bỏ các chất gây ô nhiễm có kích thước siêu nhỏ trong đó có chì nhờ áp suất của máy bơm đấy nước đi qua màng lọc. Với hộ gia đình, máy lọc nước RO dùng cho gia đình loại bỏ được chì ra khỏi nước uống.

Chưng cất

Chưng cất là một phương pháp xử lý nước mô phỏng cách nước được làm sạch tự nhiên. Máy chưng cất nước chuyển nước thành hơi để loại bỏ chì và các chất gây ô nhiễm khác sẽ bị giữ lại, nước được ngưng tụ thu lại nước tinh khiết hầu như không còn tạp chất.

Lọc than hoạt tính

Bộ lọc chứa than hoạt tính có nhiều lỗ lọc dọc theo bề mặt và theo chiều sâu của lớp than. Khi nước chảy qua than hoạt tính, các hóa chất và chất gây ô nhiễm sẽ bị giữ lại. Tuy nhiên không phải tất cả các loại than đều lọc được chì, chỉ những loại than hoạt tính được chứng nhận có thể loại bỏ chì mới loại bỏ được chì khỏi nước uống. Loại than hoạt tính có thể loại bỏ đã được xử lý đặc biệt hoặc được kết hợp với bộ lọc khác được thiết kế và chứng nhận để loại bỏ chì.

Làm thế nào giảm nguy cơ nhiễm chì trong nước uống

  • Có thể giảm nguy cơ nhiễm chì trong nước bằng cách chỉ sử dụng nước lạnh và để nước chảy vài phút trước khi sử dụng. Nước nóng ăn mòn chì và khiến chì hòa tan vào nước dễ dàng hơn trong nước lạnh.
  • Mở nước: Nước đọng trong đường ống càng lâu nguy cơ chì thấm vào nước càng cao. Vì vậy tốt nhất nên cho nước chảy trong 2 phút trước khi sử dụng nếu không sử dụng nước trong hơn 6 giờ. Thời gian xả nước phụ thuộc vào có đường ống dẫn nước chứa chì hay không và độ dài của chúng.
  • Thường xuyên vệ sinh lưới lọc của vòi nước. Cặn, mảnh vụn và các hạt chì có thể tích tụ trong lưới lọc. Chì tích tụ trong lưới lọc này có thể xâm nhập vào nước uống.
scroll top