CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Nguy cơ ngộ độc chì từ đường ống nước bằng ống thép mạ kẽm

Ống thép mạ kẽm bao gồm thép với lớp phủ kẽm bổ sung làm cho vật liệu không có khả năng chống ăn mòn, kết quả là khi đường ống nước bị ăn mòn kéo theo sự phân tán chì trong đường ống vào nước. Chì là kim loại nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu những nguy cơ ngộ độc chì khi sử dụng đường ống mạ kẽm và những dấu hiệu đường ống mạ kẽm bị ăn mòn cần quan tâm.

Tuổi thọ của ống thép mạ kẽm

Trong điều kiện tốt nhất ống thép mạ kẽm bị ăn mòn theo thời gian. Tuổi thọ trung bình của thép mạ kẽm là khoảng 25 – 40 năm. Tuy nhiên ở những vùng có nước cứng, đường ống mạ kẽm có thể bị hỏng nhanh hơn. Tuy nhiên khó nhận ra đường ống mạ kẽm bị hỏng do nếu nhìn bề ngoài chúng có vẻ tốt nhưng bên trong có thể đã bị ăn mòn. Cặn lắng dọc theo bên trong đường ống sẽ tích tụ theo thời gian làm hạn chế dòng chảy và làm giảm áp suất nước ảnh hưởng đến áp suất nước ở các phần khác nhau của đường ống và gây rò rỉ.

Một số vấn đề liên quan đến đường ống mạ kẽm bị ăn mòn như:

Áp suất nước thấp: Sự ăn mòn và cặn bẩn hình thành bên trong đường ống theo thời gian sẽ làm giảm không gian bên trong đường ống từ đó làm giảm áp lực nước dẫn đến áp suất nước thấp.

Phân phối nước không đồng đều: Do sự ăn mòn không đều nên dẫn đến ở khu vực bị ăn mòn lưu lượng nước thấp hơn những khu vực khác.

Làm đổi màu nước: Đường ống mạ kẽm bị ăn mòn có thể gây các vết ố màu nâu có thể phát hiện trong bồn rửa hoặc bồn tắm.

Rò rỉ: Khi đường ống mạ kẽm bị hỏng, các mối nối bị rò rỉ gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

 

Nguy cơ ngộ độc chì từ đường ống nước làm bằng ống thép mạ kẽm

 

Ống thép mạ kẽm có chứa chì không

Ống thép mạ kẽm có lớp phủ kẽm thường chứa chì. Khi đường ống thép mạ kẽm bị ăn mòn, chì bị phân tán hòa vào nước làm nước bị nhiễm chì gây những tác động rất xấu đến sức khỏe con người.

Chì trong nước uống gây ra những tác hại gì cho sức khỏe

Việc sử dụng nước có chứa chì trong thời gian dài sẽ gây ra ngộ độc chì. Phụ nữ mang thai và trẻ em có nguy cơ ngộ độc chì cao hơn. Uống nước bị ô nhiễm có thể gây ngộ độc cho bà mẹ mang thai và hai nhi. Trẻ em tiếp xúc với mức độ chì độc hại có thể thể bị suy giảm nhận thức và khó khăn trong học tập.

Các tác động của chì đối với sức khỏe bao gồm:

  • Gây hại cho hệ thần kinh
  • Khó khăn trong học tập
  • Mất thính lực
  • Chức năng/sản xuất của tế bào máu bị suy yếu (thiếu máu)
  • Tăng trưởng chậm
  • Các vấn đề về hành vi và tăng động

Các triệu chứng ngộ độc chì

  • Đau đầu
  • Đau dạ dày
  • Đau khớp và cơ
  • Khó tập trung
  • Mất trí nhớ
  • Dễ cáu gắt và mệt mỏi
  • Huyết áp cao

Nước uống nhiễm chì nguy hiểm thế nào – Cách loại bỏ chì khỏi nước uống

Làm thế nào biết nước nhiễm chì và ngăn ngừa ngộ độc chì

Cách tốt nhất để kiểm tra nước nhiễm chì hay không là mang nước đi xét nghiệm tại các cơ quan xét nghiệm nước uy tín. Các cách để ngăn ngừa ngộ độc chì có thể áp dụng:

  • Nấu ăn và chỉ uống nước lạnh từ vòi vì chì hòa tan hiệu quả hơn trong nước nóng bốc hơi
  • Uống nước đóng chai hoặc lắp bộ lọc tổng có khả năng loại bỏ chì
  • Xả sạch nước có thể chứa chì bằng cách mở vòi nước trong 30 giây đến 2 phút trước khi sử dụng
  • Vệ sinh vòi phun nước sau vài tháng để loại bỏ các hạt chì
  • Quan trọng nhất là thay thế toàn bộ đường ống nước có chứa chì bằng đường ống làm từ vật liệu an toàn hơn.

 

 

 

scroll top