CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC gây hại gì cho sức khỏe và cách loại bỏ

VOC là tên viết tắt của Volatile organic compounds là loại hợp chất hữu cơ bay hơi có nguồn gốc từ nhiều sản phẩm thương mại, công nghiệp và dân dụng và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Bài viết giúp bạn tìm hiểu đặc điểm của VOC, nó đến từ đâu, tác hại đến sức khỏe và cách loại bỏ VOC ra khỏi nước.

Hợp chất hữu cơ bay hơi VOC là gì và có nguồn gốc từ đâu ?

VOC – tên viết tắt của Volatile organic compounds – Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi- là các hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi rất thấp do áp suất hơi cao. Do đó chúng dễ dàng bốc hơi thành khí khi tiếp xúc với nhiệt độ không khí bình thường.

VOC có trong nhiều loại sản phẩm hàng ngày như xăng, sơn, dung môi, keo dán, mực, bút dạ, thuốc trừ sâu, nước hoa xịt phòng, chất bảo quản gỗ, máy in, vật liệu xây dựng … Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có trong các sản phẩm này là nguyên nhân tạo ra mùi hăng hoặc mùi khói. Vì chúng rất dễ bay hơi VOC bốc hơi khi tiếp xúc với nhiệt độ không khí nên chúng có rất nhiều trong khí quyển.

Hợp chất hữu cơ bay hơi VOC có từ đâu, gây hại cho sức khỏe con người và cách loại bỏ VOC khỏi nước

 

VOC xâm nhập vào nước uống như thế nào ?

VOC thường xâm nhập vào hệ thống nước ngọt do sơ xuất trong xử lý của con người. Nếu không được xử lý đúng cách chúng có thể ngấm qua đất và đi vào nước ngầm cuối cùng đi đến các sông, hồ. Ngoài ra chúng cũng có thể bị cuốn vào hệ thống cấp nước theo dòng chảy hoặc thậm chí có thể hình thành như một sản phẩm phụ của các hóa chất được sử dụng trong quá trình xử lý nước. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC trong không khí thường dễ dàng phát hiện do mùi đặc trưng của chúng nhưng VOC trong nước lại không dễ dàng phát hiện ra.

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC thường gặp trong nước bao gồm:

Trihalomethane (THM): Là một sản phẩm phụ của quá trình khử trùng nước trong xử lý nước và thường gặp nhất trong nước uống. Các nhà máy xử lý nước thường thêm clo vào nước để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Nếu trong nước có chứa chất hữu cơ nó sẽ kết hợp với clo để tạo thành trihalomethane. Điều này thường gặp với nguồn nước mặt như sông, suối, ao hồ, là những nguồn nước thường có hàm lượng chất hữu cơ cao. Ngoài ra trihalomethane cũng có thể gặp trong nước giếng nếu khử trùng giếng bằng clo.

Perchloroethylene (PCE) là sản phẩm phụ có nguồn gốc từ dung môi công nghiệp như sản phẩm giặt khô, chất tẩy dầu mỡ và cũng có trong các sản phẩm gia dụng hàng ngày như xi đánh giày và dung môi dùng để pha loãng và phân hủy mực.

Methyl tert-butyl ether (MTBE) là chất phụ gia nhiên liệu được thêm vào xăng không chì để tăng mức octan.Hiện nay khi được sử dụng rộng rãi, các bể chứa ngầm bị rò rỉ và nhiên liệu tràn ra ngoài đã khiến MTBE làm ô nhiễm đất và nước ngầm cuối cùng ô nhiễm nguồn nước uống.

Benzen: Benzen là chất lỏng không màu, dễ cháy có trong xăng và dầu mỏ. Khi ở nồng độ cao trong nước benzene tạo cho nước mùi ngọt nhưng không làm thay đổi màu sắc của nước. Benzen có trong xăng và cũng được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như sản xuất nhựa, cao su, chất tẩy rửa và sợi tổng hợp. Cả EPA Hoa Kỳ và cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế đều xác định benzene là hợp chất gây ung thư cho con người.

Một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác cũng gây ung thư ở người là vinyl clorua. Vinyl clorua là VOC dễ cháy, không màu và là thành phần thiết yếu trong quá trình sản xuất PVC. Vinyl clorua không có trong tự nhiên nhưng nó được thải ra môi trường qua quá trình sản xuất và xả thải công nghiệp. Vinyl clorua có liên quan đến ung thư gan, não và phổi cũng như u lympho và bệnh bạch cầu. Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế phân loại vinyl clorua là chất gây ung thư nhóm 1.

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào

Tiếp xúc với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, kích ứng mắt, mũi họng, buồn nôn và mất khả năng phối hợp. Tiếp xúc lâu dài với VOC có thể dẫn đển tổn thương gan, thận, suy giảm hệ thần kinh trung ương và nguy cơ bị ung thư.

Làm thế nào để biết nước uống có VOC không

Trong nước VOC không nhất thiết phải có mùi, vị hay màu do đó cách duy nhất để biết VOC có trong nước hay không là đem nước đi xét nghiệm tại các cơ sở uy tín.

Cách loại bỏ VOC khỏi nước uống

Phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ VOC khỏi nước là dùng than hoạt tính. Vì VOC là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có gốc cacbon nên than hoạt tính có thể giữ lại các VOC gốc cacbon nhờ tính chất hấp phụ. Bộ lọc than hoạt tính có thể được thiết kế với nhiều kích cỡ và ứng dụng khác nhau như trong bộ lọc tổng sinh hoạt, trong máy lọc nước tinh khiết RO lắp trong gia đình hay trong các hệ thống lọc nước RO công nghiệp.

Đối với lọc thẩm thấu ngược RO, bản thân màng RO không thể loại bỏ VOC vì chúng có thể đi qua màng giống như oxy. Tuy nhiên trong hệ thống lọc thẩm thấu ngược RO luôn có công đoạn lọc than hoạt tính do đó lọc thẩm thấu ngược RO giúp loại bỏ nhiều chất gây ô nhiễm hơn vì có thêm màng RO giúp tạo ra nước tinh khiết nhất.

 

scroll top