CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Chất nhờn đen bám trên vòi, đường ống nước và bồn rửa là gì – Cách loại bỏ chúng

Chất nhờn đen bám trên vòi, đường ống nước  và bồn rửa phần lớn là do vi khuẩn mangan. Các vi khuẩn này ăn mangan bị oxy hóa và tạo ra chất nhờn màu đen. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu các chất nhờn đen bám trên vòi và đường ống nước là gì – Cách loại bỏ chúng

Chất nhờn đen bám trên vòi đường ống và bồn rửa là gì – Nguyên nhân gây ra nó

Chất nhờn đen bám trên vòi, đường ống và bồn rửa là do vi khuẩn mangan. Mangan có trong nước có thể đến từ nguồn nước cấp hay đường ống làm bằng thép mạ kẽm bị ăn mòn. Khi nước tiếp xúc với không khí ở các vị trí như vòi nước, đầu các đường ống nước hay  bồn rửa,  mangan bị oxy hóa có màu nâu hoặc đen. Các vi khuẩn ăn mangan bị oxy hóa này tạo ra chất nhờn đặc trưng màu đen rất dễ nhận ra.

Chất nhờn đen bám trên vòi, đường ống và bồn rửa có gây hại không

Giống như sắt, lượng mangan trong nước ở mức thấp không gây ra vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên việc sử dụng nước có mangan ở hàm lượng cao trong thời gian dài có thể gặp vấn đề về trí nhớ, sự chú ý và kỹ năng vận động. Trẻ dưới 1 tuổi có thể gặp vấn đề về học tập và hành vi nếu uống nước có quá nhiều mangan. Quá nhiều kim loại này có thể làm cho nước có vị đắng, làm ố bồn cầu, bồn rửa và đồ giặt. Quy chuẩn VN về nước dùng cho ăn uống quy định hàm lượng mangan trong nước không được vượt quá 0,3 mg/l.

Đối với vi khuẩn mangan chúng không được coi là nguy hiểm do không gây ra những vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên vi khuẩn mangan gây ra các vấn đề về thẩm mỹ trong nước như mùi và vị kim loại, chất nhờn màu đen trên bồn tắm, vòi sen, bồn rửa, đường ống và vòi nước.

 

Chất nhờn màu đen bám trên vòi đường ống và vòi rửa là gì - Cách loại bỏ

Các loại bỏ chất nhờn đen bám trên đồ đạc và bề mặt

Cách loại bỏ chất nhờ đen trên vòi nước

Đối với vòi nước: Chà nhẹ bằng nước rửa bát và khăn lau ẩm. Nếu cách này không hiệu quả hãy xịt bằng dung dịch giấm và nước theo tỷ lệ 50/50. Để yên trong 1 vài phút sau đó lau sạch.

Để xử lý những khu vực khó tiếp cận hãy sử dụng bàn chải đánh răng cũ và nhẹ nhàng chà sạch lớp cặn đen bằng dung dịch tẩy rửa. Hỗn hợp gồm baking soda và nước cũng có thể giúp loại bỏ vết bẩn đen cứng đầu. Thoa lên và để yên trước khi chà và rửa sạch

Cách loại bỏ chất nhờn đen từ bồn rửa

Đối với bồn rửa trong phòng tắm: Xịt dung dịch giấm và nước theo tỷ lệ 50/50 hoặc chất tẩy rửa thông thường khác vào bồn rửa. Nếu không sạch, hãy tạo hỗn hợp sệt từ baking soda và nước. Thoa hỗn hợp sệt lên khu vực bẩn, để một thời gian sau đó chà rửa sạch

Cách loại bỏ nhất nhờn đen từ vòi hoa sen

Đổ đầy giấm trắng nguyên chất vào túi nhựa. Buộc chặt túi trên đầu vòi hoa sen bằng dây thun. Ngâm đầu vòi hoa sen trong đó một giờ trước khi tháo ra và xả sạch

Cách loại bỏ chất nhờn đen từ bồn cầu

Sử dụng chất tẩy rửa thông  thường hoặc hỗn hợp nước xà phòng để lau sạch bề mặt ngoài của bồn cầu. Rửa sạch và lau khô kỹ.

Vệ sinh bệ bồn cầu bằng nước rửa bát pha loãng. Khử trùng và chà bên trong bồn cầu bằng thuốc tẩy hoặc chất tẩy rửa bồn cầu diệt khuẩn.

Làm thế nào ngăn ngừa chất nhờn màu đen này quay trở lại

Như đã nói ở trên chất nhờn màu đen bám trên vòi, đường ống nước và bồn rửa là do vi khuẩn ăn mangan bị oxy hóa. Do đó để ngăn ngừa chất nhờn màu đen này quay trở lại cách tốt nhất là loại bỏ mangan ra khỏi nước bằng cách lắp đặt thiết bị lọc tổng khử sắt mangan và loại bỏ vi khuẩn mangan trong nước bằng cách khử trùng sốc clo. Mangan và sắt bị oxy hóa bởi các thiết bị oxy hóa như ejector rồi bị giữ lại ở các lớp vật liệu lọc khử mangan trong các bình lọc tiếp theo.

Loại bỏ vi khuẩn mangan và vi khuẩn sắt

Vi khuẩn mangan và vi khuẩn sắt trong nước sẽ bị tiêu diệt bằng cách sốc clo khử trùng nước (sử dụng clo bột hàm lượng 70%). Sốc clo khử trùng nước là việc thêm clo ở nồng độ tương đối cao khoảng 200 ppm vào nước. Clo sẽ tiêu diệt các vi khuẩn như coliform, E.coli và các vi khuẩn khác trong nước như ký sinh trùng, virut, nấm mốc và tảo. Các vi khuẩn này thường phát triển trong các bể chứa nước, vỏ giếng, đường ống nước. Vi khuẩn sắt và mangan có khả năng kháng clo tốt hơn vì chất nhờn mà chúng tiết ra thường hấp thụ một số clo trước khi clo tiếp cận vi khuẩn. Do đó để tiêu diệt triệt để, nồng độ clo tốt nhất cao hơn 500 ppm.

Để đạt hiệu quả tốt nhất nên thực hiện khử trùng đồng thời giếng, đường ống nước và bể chứa theo hướng dẫn sau đây của chúng tôi:

Hướng dẫn khử trùng giếng

Hướng dẫn khử trùng làm sạch bể chứa nước

Hướng dẫn vệ sinh làm sạch đường ống cấp nước

Tốt nhất nên thực hiện việc khử trùng 2 – 3 lần mỗi năm để đảm bảo vi khuẩn không thể tái xuất hiện và gây ra các vấn đề trong nước.

 

 

scroll top