CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Xử lý nước và toàn bộ hệ thống nước sau mưa lũ

Mưa lũ thường mang theo vào nước các chất gây ô nhiễm như vi khuẩn, virut và các hóa chất khác từ nước thải, trang trại, chất thải công nghiệp … gây ra rủi ro sức khỏe con người. Bài viết cung cấp các thông tin giúp xử lý nước an toàn và vệ sinh làm sạch hệ thống giếng, bể chứa, đường ống nước sau mưa lũ ngập lụt.

Lũ lụt gây ô nhiễm nước như thế  nào

Lũ lụt có thể mang theo các chất gây ô nhiễm vào nước như:

Chất gây ô nhiễm vật lý: Hạt lơ lửng gây đục, lá, cành cây, xăng dầu ..

Chất gây ô nhiễm sinh học: Vi khuẩn (E.coli, vi khuẩn coliform…), vi rút (viêm gan Am norovirut …), vi sinh vật (Giarida, Cryptosporidium), mầm bệnh từ nước thải , vật liệu phóng xạ (một số trường hợp hiếm hoi)

Chất gây ô nhiễm hóa học: Hóa chất từ các khu công nghiệp, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, kim loại nặng (chì, asen, thủy ngân), dung môi và vật liệu nguy hiểm, dioxin, PCB ..

Xử lý nước và hệ thống cấp nước sau mưa lũ

 

Kiểm tra toàn bộ hệ thống nước 

Mưa lũ gây ngập lụt ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nước vì vậy sau mưa lũ cần kiểm tra:

  • Kiểm tra xem có hệ thống dây điện hoặc linh kiện điện nào bị hở hay hỏng không
  • Kiểm tra xem nước có lọt vào bất kỳ bộ phận điện nào không
  • Kiểm tra có các vết nứt hoặc rò rỉ trên thành bể chứa hay không hay có bùn, rác trong bể chứa không. Bất kỳ sự thay đổi nào về mực nước có thể cho thấy nước lũ đã ngập vào bể chứa.
  • Kiểm tra nước xem có bất kỳ sự thay đổi nào có thể nhìn thấy được không chẳng hạn như nước đổi màu, đục, có rác trôi nổi hoặc có mùi lạ.

Xét nghiệm nước:  Để chắc chắn về chất lượng nước tốt nhất nên lấy nước đem đi xét nghiệm. Trước khi lấy mẫu nước cần loại bỏ bùn, rác và mảnh vụn (nếu có). Nếu nước đục hãy xả hệ thống bằng cách xử nước từ vòi bên ngoài bằng ống mềm cho đến khi nước trong và không còn cặn. Quá trình này có thể mất 30 phút đến vài giờ tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm. Khi nước trong, hãy lấy mẫu nước theo đúng quy trình hướng dẫn.

Các chỉ tiêu cần xét nghiệm theo quy chuẩn của Việt Nam dùng cho nước ăn uống QCVN01:2009/BYT. Trong đó cần chú ý đến:

Xét nghiệm vi khuẩn:  Vi khuẩn E.coli và Coliform. Đây là những sinh vật chỉ thị cho thấy các tác nhân gây bệnh có thể có trong nước. Tiêu chuẩn nước uống đối với vi khuẩn coliform và E.coli trong nước uống là 0.

Kiểm tra hóa học: Ngoài việc kiểm tra các kim loại nặng trong nước, cần quan tâm tâm đến chỉ tiêu Nitrat. Nitrat có thể trở thành mối quan tâm nếu nguồn nước uống bị ảnh hưởng bởi hệ thống tự hoại liền kề, dòng chảy từ đồng ruột được bón phân hoặc nhà máy xử lý nước thải.

Sau khi nhận được kết quả nếu chỉ tiêu vi sinh của nước không đạt, hãy tiến hành khử trùng nước và bể chứa, đường ống nước bằng clo.

Xử lý nguồn nước uống

Các biện pháp xử lý nguồn nước uống dưới đây bạn có thể áp dụng:

Đun sôi nước: Đun sôi nước  trong 1 – 3 phút để tiêu diệt vi khuẩn có hại, ký sinh trùng và các vi sinh vật gây bệnh khác trong nước. Tuy nhiên nếu nước nhiễm Nitrat ở nồng độ cao (>10mg/l) việc đun sôi có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và phu nữ mang thai. Đun sôi chỉ được khuyến khích khi mối ô nhiễm chính là ô nhiễm sinh học như vi khuẩn, vi sinh vật. Không đun sôi nếu nghi ngờ có ô nhiễm hóa học hay nếu nước có độ đục cao, chứa nhiều cặn bã hay có nhiều dấu hiệu rõ ràng của hóa chất trong nước như nước đổi màu, nước bóng nhờn, có mùi hóa chất, có mùi giống xăng hoặc giống dung môi hoặc có bất kỳ mùi lạ nào.

Khử trùng nước bằng cloramin B hoặc nước javen:

Đối với nước javen:

  • Thêm 1/8 thìa cà phê nước javen cho 3,5 lít nước .
  • Khuấy đều hỗn hợp và để yên trong khoảng 30 phút để xử lý mọi vi sinh vật trong nước. Nước sẽ có mùi clo nhẹ, nếu không thấy hãy lặp lại liều lượng và để yên trong 15 phút trước khi sử dụng.
  • Nếu  nước đục trước khi thêm nước javen, hãy thêm ¼ thìa cà phê cho mỗi 3,5 lít nước. Thực hiện các bước tương tự như trên để khử trùng nước. Sử dụng các thùng chứa sạch để lưu trữ nước đã xử lý.

Đối với cloramin B: Lượng cloramin B cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramine hoạt tính trong l lít nước.

Chẳng hạn với bột Cloramine B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramine B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.

Khử trùng giếng và bể chứa nước, đường ống cấp nước

Khử trùng toàn bộ hệ thống nước bằng dung dịch clo đậm đặc. Clo tiêu diệt các vi sinh vật có hại, phân hủy chất hữu cơ và làm sạch toàn bộ hệ thống nước như giếng, bể chứa và đường ống cấp nước

Khử trùng giếng: Hướng dẫn khử trùng giếng sau lũ lụt

Khử trùng và làm sạch bể chứa nước

Khử trùng đường ống cấp nước

Sử dụng đèn UV khử trùng nước

Đèn UV phát ra các tia cực tím UV tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, virut, vi sinh vật trong nước với hiệu quả lên đến 99%. Sử dụng đèn UV an toàn không thêm bất kỳ hóa chất nào vào nước, cung cấp khả năng khử trùng vi khuẩn liên tục

 

scroll top