CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Hướng dẫn lấy mẫu nước xét nghiệm

Lựa chọn bình chứa mẫu nước xét nghiệm

Yêu cầu chung: Tùy thuộc vào loại nước, xét nghiệm lý hóa hay vi sinh mà sử dụng dụng cụ, bình chứa mẫu thích hợp.

  • Đối với trường hợp lấy nước để xét nghiệm lý hóa:

+ Bình chứa mẫu phải thật sạch, có thể làm từ vật liệu nhựa, thủy tinh..

+ Dụng cụ lấy mẫu: quang lấy mẫu

+ Bình bảo quản mẫu: dùng chứa các mẫu sau khi lấy xong, bảo quản bằng đá

Dung tích mẫu cần lấy:

+ Nước máy sinh hoạt: 3 – 4 lít

+ Nước uống đóng chai: 3 – 4 chai

+ Nước thải: 3 – 5 lít

  • Xét nghiệm vi sinh

Nước được chứa trong các chai vô trùng có thể tích đủ để chứa mẫu xét nghiệm

+ Nước máy sinh hoạt, nước uống đóng chai: 2 – 3 lít

+ Nước thải: 1 -2 lít

  • Xét nghiệm lý hóa, vi sinh

+ Nước máy sinh hoạt, nước uống đóng chai: 7 – 8 lít

+ Nước thải: 5 – 6 lít

Cách lẫy mẫu nước xét nghiệm

  • Xét nghiệm lý hóa

Đối với nước ngầm, nước máy, nước đã qua lọc

+ Xả vòi nước thật kỹ trong một thời gian đủ để đẩy hết lượng nước cũ, đảm bảo nước mới vào được lấy trực tiếp từ nguồn nước cần phân tích

+ Lấy trực tiếp từ giếng: Dùng quang lấy mẫu thả xuống giếng ở độ sâu giữa lòng giếng chờ đầy thiết bị rồi kéo lên và chyển vào bình chứa

Đối với nước uống đóng chai

+ Lấy trực tiếp từ vòi chiết vào chai, xúc rửa chai bằng chính nguồn nước uống nhiều lần ( 2 – 3 lần), sau đó hứng đầy chai, đóng nút chai lại

+ Nếu chai đóng sẵn:  chọn ngẫu nhiên sao cho đảm bảo tính đại diện cho từng lô và đủ thể tích mẫu cần phân tích

Đối với nước thải

+ Tại các rãnh, cống, hố ga: Chọn địa điểm có dòng chảy xoáy mạnh để đảm bảo pha trộn tốt.

Trước khi lấy mẫu, những điều kiện cần ghi nhận phải được ghi vào biên bản lấy mẫu

+ Tại trạm xử lý nước thải: Khi lấy mẫu ở đầu vào, phải xem xét mục tiêu của chương trình lấy mẫu mới tiến hành lấy mẫu

Khi lấy mẫu nước thải có nhiều công đoạn (có nhiều bể lắng) cần chú ý mẫu phải mang tính đại diện cho toàn hệ thống chứ không riêng cho từng công đoạn nào

Chọn bể ra cuối cùng trước khi đổ ra ngoài môi trường. Nếu bể sâu, rộng không lấy trực tiếp được dùng quang lấy mẫu lấy đầy và cho vào bình chứa

Đối với nước uống và nước dùng để chế biến thực phẩm và đồ uống

+ Tại bể chứa: Mẫu cần được lấy từ ống vào và ống ra của bể chứa và càng gần bể càng tốt

Xả nước khoảng 2 – 3 phút cho hết nước cũ trong đường lấy mẫu rồi mới lấy mẫu nước mới cho vào bình đựng mẫu, lấy thể tích cần dùng theo quy định

+ Tại trạm xử lý nước: mẫu cần được lấy từ ống vào và ống ra của nhà máy và càng gần trạm xử lý nước càng tốt

+ Vòi nước của người dùng: Xả vòi nước vài phút (2 – 3 phút) trước khi lấy mẫu vào bình chứa

  • Kỹ thuật lấy mẫu nước để xét nghiệm vi sinh

Tại vòi nước:

Khi lấy mẫu tại vòi nước, thời gian xả nước phụ thuộc vào mục đích lấy mẫu, thường xả trước 2 – 3 phút (đối với mẫu lấy xét nghiệm vi sinh)

Sau khi xả nước, cần khử trùng vòi nước (dùng lửa với vòi kim loại, dung dịch clo với vòi bằng chất dẻo).

Các bộ phận ghép nối vào cần được lấy ra trước khi xả và lấy mẫu để tránh nhiễm bẩn.

Lấy mẫu xong, cần đậy kín bình chứa mẫu (các bình chứa mẫu phải được khử trùng trước – tốt nhất dùng bình thủy tinh khử trùng ở 1200C trong 20 phút)

Bảo quản mẫu: Sau khi lấy, mẫu cần bảo quản ở nhiệt độ 20 – 50C, thời gian chuyển đến phòng thí nghiệm tối đa 8 giờ.

Lưu ý: Mẫu cần được bổ sung sodium thiosulfate để ngăn cản tác dụng diệt vi khuẩn của clo dư trong quá trình vận chuyển mẫu theo tỷ lệ 0,1 ml Na2S2O3 3% sử dụng cho 120 ml mẫu (Với mẫu có hàm lượng clo dư <5mg/l)

 

scroll top