CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Khi nào cần xét nghiệm nước và xét nghiệm những chỉ tiêu nào

Nước dùng cho sinh hoạt ăn uống phải an toàn để ăn uống và có thể chấp nhận được cho tất cả các mục đích sử dụng khác trong gia đình. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, một loạt các vấn đề ít nghiêm trọng hơn như mùi vị, màu sắc, sự ố vàng của quần áo và đồ đạc là các triệu chứng đầu tiên của các vấn đề về chất lượng nước. Ngay cả khi không có các vấn đề trên, nguồn nước bạn đang sử dụng chưa hẳn đã an toàn. Nhưng không phải ai cũng cần xét nghiệm nước và việc xét nghiệm tất cả các chất gây ô nhiễm có thể là không thực tế và không cần thiết. Vậy khi nào cần xét nghiệm nước dùng cho sinh hoạt ăn uống và cần xét nghiệm các chỉ tiêu nào ?

Khi nào cần xét nghiệm nước 

Nước máy là nguồn nước đã qua xử lý bởi các nhà máy xử lý nước và đã được kiểm tra xét nghiệm đạt tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt ăn uống. Tuy nhiên vì nhiều lý do chẳng hạn như hệ thống phân phối quá dài, đường ống bị nứt vỡ, nước được lưu chứa trong thời gian dài tại các bể chứa … nên chất lượng nước có thể bị ảnh hưởng và không đảm bảo.

Đối với nguồn nước giếng khoan, nước sông suối ao hồ đã qua thiết bị xử lý đạt tiêu chuẩn bạn cũng nên định kỳ kiểm tra một số chất ô nhiễm phổ biến nhất.

Vậy đâu là thời điểm cần phải tiến hành xét nghiệm nước dùng cho sinh hoạt ăn uống và cần xét nghiệm các chỉ tiêu nào

Bạn nên lấy nước đem đi xét nghiệm nếu gặp các trường hợp sau:

Nếu các thành viên trong gia đình hoặc khách đến nhà tái phát các bệnh đường tiêu hóa: Trường hợp này bạn cần xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh của nước như vi khuẩn coliform, vi khuẩn E.coli – Nitrat – sulphate

  1. Vi khuẩn E.coli gây ra những bệnh nguy hiểm nào
  2. E.coli là gì – Nước nhiễm E.coli có nguy hiểm không
  3. Coliform là gì – Nước nhiễm Coliform có nguy hiểm không

Nếu hệ thống đường ống nước của gia đình cụ thể là đường ống, phụ kiện hoặc mối nối hàn bằng chì: Cần kiểm tra độ PH, chỉ số ăn mòn, chì, đồng, cadimi và kẽm

Nếu nguồn nước sau khi xử lý hoặc chuẩn bị đưa vào sử dụng và muốn đánh giá độ an toàn và chất lượng của nguồn nước hiện có, bạn nên xét nghiệm nước kiểm tra các chỉ tiêu sau: 

  • Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh như vi khuẩn coliform, E.coli
  • Kiểm tra Nitrat, chì, sắt, độ cứng, PH, sunfat
  • Kiểm tra tổng chất rắn hòa tan TDS, chỉ số ăn mòn và các thông số khác tùy thuộc vào nguồn nước có gần với các nguồn gây ô nhiễm hay không

Nguyên nhân và cách xử lý nước nhiễm Nitrat

Nếu cần lắp đặt thiết bị làm mềm nước để xử lý nước cứng: Cần kiểm tra sắt và mangan, những chất làm giảm hiệu quả hoạt động của chất làm mềm nước.

Đo lường độ cứng của nước: Độ cứng canxi, magie trước và sau khi lắp đặt thiết bị

Nếu muốn theo dõi hiệu quả và hiệu suất của thiết bị lọc tổng sinh hoạt: Kiểm tra vấn đề nước cụ thể đang được xử lý khi lắp đặt, định kỳ sau lắp đặt và nếu chất lượng nước thay đổi như: Xử lý nước bị đục có màu đen – Xử lý nước nhiều sắt mùi tanh – Xử lý nước nhiều cặn trắng canxi – …

Nếu nước làm bẩn thiết bị, ống nước và đồ giặt: Kiểm tra sắt, mangan và đồng

Nếu nước có mùi hoặc vị khó chịu: Kiểm tra hydrogen sulfide, PH, chỉ số ăn mòn, đồng,c hì, sắt, kẽm, natri, clorua và TDS

Nếu nước xuất hiện vẩn đục, có bọt hoặc có màu: Kiểm tra màu sắc, độ đục và chất tẩy rửa

Nếu đường ống hoặc hệ thống ống nước có dấu hiệu bị ăn mòn: Kiểm tra nguồn cấp nước xem chỉ số ăn mòn, PH, chì, sắt, mangan, đồng và kẽm

Nếu nước có cặn và váng xà phòng đồng thời làm giảm tác dụng làm sạch của xà phòng và chất tẩy rửa: Kiểm tra độ cứng

Nếu thiết bị cấp nước (máy bơm, máy châm clo ..) bị mòn cần kiểm tra độ PH, chỉ số ăn mòn

Trường hợp nước không có vấn đề đặc biệt phát sinh, bạn vẫn cần kiểm tra xét nghiệm nước định kỳ. Tần suất xét nghiệm nước cụ thể như sau:

Mỗi năm một lần kiểm tra vi khuẩn coliform, E.coli, Nitrat, PH và TDS: Thời điểm tốt nhất để kiểm tra là vào mùa xuâ hoặc mùa hè sau thời gian mưa. Sauk hi sửa chữa hoặc khoan giếng mới hoặc đường ống cũ và sau khi lắp đặt máy bơm mới cũng cần phải kiểm tra xét nghiệm những chỉ tiêu này.

Định kỳ 3 năm một lần kiểm tra các chỉ tiêu: Sunfat, clorua, sắt, mangan, chì, độ cứng và độ ăn mòn

Nếu trong gia đình chuẩn bị có em bé mới, tốt nhất nên xét nghiệm nitrat trong những tháng đầu của thai kỳ, trước khi mang trẻ sơ sinh về nhà và một lần nữa trong 6 tháng đầu đời của em bé

Những tình huống đặc biệt cần xét nghiệm nước dùng cho sinh hoạt ăn uống

Môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước giếng khoan, nước sông suối ao hồ.

  • Nếu giếng khoan nằm trong khu vực sử dụng thâm canh nông nghiệp: Cần kiểm tra thuốc trừ sâu được sử dụng trong khu vực, kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, Nitrat, PH và TDS
  • Nếu bạn sống gần mỏ than đá hoặc khu vực khai thác than đá: Kiểm tra sắt, mangan, nhôm, chỉ số PH và ăn mòn
  • Nếu giếng gần hoạt động khoan khai thác khí: Kiểm tra clorua, natri, bari và stronti
  • Nếu nước có mùi lạ như xăng hoặc dầu nhiên liệu và giếng khoan gần trạm xăng đang hoạt động hoặc bị bỏ hoang hoặc các bể chứa nhiên liệu ngầm: Kiểm tra các thành phần nhiên liệu hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
  • Nếu giếng gần bãi rác, bãi phế liệu, nhà máy sản xuất: Kiểm tra các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi (chẳng hạn như các thành phần xăng và dung môi tẩy rửa), PH, TDS, clorua, sunfat và kim loại
  • Nếu giếng khoan gần nước biển, hoặc bị nhiễm mặn và bạn nhận thấy nước có vị mặn hoặc có các dấu hiệu ăn mòn xuất hiện trên đường ống: Kiểm tra clorua, TDS và natri

Như vậy chúng ta đã nắm được khi nào cần xét nghiệm nước dùng cho sinh hoạt ăn uống và cần xét nghiệm những chỉ tiêu nào tùy từng trường hợp cụ thể.  Để lấy nước xét nghiệm đúng chúng ta nên thực hiện:

  1. Chọn một vị trí thích hợp để lấy nước; hầu hết sử dụng bồn rửa trong nhà bếp, cho rằng đó là nơi mọi người có nhiều khả năng lấy nước uống nhất và vì vòi đó thường hoạt động; lấy mẫu nước từ vòi ít sử dụng làm tăng khả năng làm sai lệch phép thử bởi các chất bẩn cục bộ tại vòi.
  2. Tháo lưới lọc vòi nước để tránh ảnh hưởng của vi khuẩn hoặc các mảnh vụn trong đó, mà không thò ngón tay bẩn lên lỗ vòi;
  3. Chạy đủ nước trước khi lấy mẫu để đảm bảo rằng nước được kiểm tra được lấy từ nguồn nước cần xét nghiệm mà không phải là nước cuối cùng nằm trong bể áp lực nước hoặc hệ thống đường ống
  4. Lấy mẫu cần thiết vào một vật chứa thích hợp do phòng thí nghiệm cung cấp, không để ngón tay bẩn dính vào trong vật chứa cũng như bên trong nắp của nó;
  5. Ghi lại thông tin thích hợp:

Người (đơn vị) yêu cầu xét nghiệm nước

Địa chỉ

Địa chỉ lấy mẫu

Thời gian lấy mẫu

Yêu cầu phân tích những chỉ tiêu nào theo tiêu chuẩn nào (nước dùng cho sinh hoạt theo QCVN02 hay nước dùng cho ăn uống theo QCVN01, nước uống ngay theo QCVN06…)

scroll top