CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Vi khuẩn E.coli trong nước gây ra những bệnh nguy hiểm nào

E.coli là một loại vi khuẩn coliformtrong phân thường được tìm thấy trong ruột của động vật và người. E. coli là viết tắt của Escherichia coli. Sự hiện diện của E. coli trong nước là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi chất thải của con người và động vật . Sử dụng nước nhiễm vi khuẩn E.coli (đặc biệt là E.coli chủng 0157:H7) sẽ bị tiêu chảy, đau quặn bụng thậm chí xuất huyết, suy thận và tử vong.

 E.coli (viết tắt của Escherichia) là một loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột già hoặc phân của động vật máu nóng và của con người. Hầu hết các chủng E.coli đều vô hại và phục vụ một chức năng hữu ích trong cơ thể bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các loài vi khuẩn có hại và bằng cách tạo ra các vitamin cần thiết. Tuy nhiên E.coli O157:H7 là một chủng vi khuẩn E.coli nếu nuốt phải sẽ giải phóng độc tố cực mạnh gây bệnh nặng bằng cách làm tổn thương niêm mạc ruột. Viêm đại tràng xuất huyết là căn bệnh cấp tính (khởi phát nhanh và diễn biến ngắn nhưng nặng ) do E.coli O157:H7 gây ra.

Các triệu chứng và thời gian ủ bệnh khi sử dụng nước nhiễm khuẩn E.coli

Sau khi ăn phải một số lượng đủ E.coli O157:H7, vi khuẩn E.coli sẽ di chuyển qua dạ dày và ruột non, tự bám vào bề mặt bên trong của ruột già và gây viêm thành ruột. Các triệu chứng của E.coli O157:H7 bao gồm: đau quặn bụng dữ dội, nôn mửa, sốt nhẹ hoặc không, tiêu chảy ban đầu có nước nhưng sau đó trở thành máu thô khi giai đoạn nhiễm trùng tiếp tục. Một số bệnh nhiễm trùng sẽ chỉ gây tiêu chảy ra nước hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào. Thời gian ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi ăn phải vi khuẩn E.coli đến khi bắt đầu có các triệu chứng) thường là từ 3 -9 ngày. Cả hai khoảng thời gian ngắn hơn và dài hơn đã được ghi nhận nhưng các triệu chứng thường không xuất hiện dưới 24 giờ sau khi ăn phải E.coli

Ở hầu hết những người bị nhiễm bệnh, sự phục hồi sau các triệu chứng mà vi khuẩn E.coli O157:H7 xảy ra trong 5 -10 ngày với thời gian trung bình là 1 tuần.

Các bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra bao gồm:

Enterotoxigenic E.coli (ETEC)

Là loại E.coli sinh độc tố ruột. ETEC là một nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy nặng giống triệu chứng do Vibrio cholerae 01 gây ra ở người. Bệnh tiêu chảy do ETEC xảy ra chủ yếu ở các xứ nhiệt đới và có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau, nhưng đặc biệt ở trẻ nhỏ thường thấy bệnh  cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn tới tình trạng kiệt nước và rối loạn điện giải. ETEC còn là một nguyên nhân thường gây tiêu chảy cho khách du lịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

Cơ chế gây bệnh: ETEC vào ruột sẽ gắn vào niêm mạc ruột nhờ các yếu tố bám dính, đồng thời sản sinh ra độc tố ruột tác động lên tế bào niêm mạc ruột gây xuất tiết ra một số lượng lớn một chất dịch đẳng trương với huyết tương. Bệnh nhân nôn, tiêu chảy liên tục, phần lớn có đau nhức bắp cơ, đau bụng và sốt nhẹ.

Có hai loại độc tố ruột đã được nghiên cứu kỹ về tính chất sinh lý, sinh hóa và tính truyền bằng plasmid đó là:

  • Độc tố ruột LT (Heat-labile toxin).
  • Độc tố ruột ST (Heat-stable toxin).

Những chủng ETEC có thể sinh ra một hoặc hai loại độc tố ruột tùy thuộc vào plasmid mà chúng mang.

LT loại độc tố ruột bị hủy bởi nhiệt, là một protein gồm 2 tiểu phần A (Active) và B (Binding) có chức năng riêng biệt. Tiểu phần A có hai tiểu đơn vị A1 và A2, tiểu phần B có 5 tiểu đơn vị B1, B2, B3, B4 và B5. Các tiểu đơn vị B có chức năng gắn với thụ thể ganglioside GM1 ở bề mặt tế bào biểu mô ruột và chuẩn bị mở đường cho tiểu phần A mà chủ yếu là A1 xâm nhập vào bên trong tế bào. Tiểu đơn vị A tác động tới vị trí đích ở mặt trong màng bào tương nơi điều hòa enzyme adenylate cyclase. Adenylate cyclase bị hoạt hóa và làm tăng hàm lượng adenosine monophosphate vòng (AMP vòng). Hiện tượng này dẫn tới sự tăng thấm của các điện giải và nước qua màng ruột, gây tiêu chảy cấp và kiệt nước, rối loạn điện giải.

ST, loại độc tố ruột kháng nhiệt, là một phân tử có trọng lượng thấp nhất và không có tính kháng nguyên. Thụ thể dánh cho ST khác với thụ thể LT. Sau khi đã gắn với thụ thể, ST sẽ hoạt hóa guanylate cyclase trong tế bào niêm mạc ruột. Hiện tượng này dẫn tới sự tăng guanosine monophosphate vòng (GMP vòng) và do đó xảy ra tình trạng tăng tiết dịch ở ruột.

Enteropathogenic E.coli (EPEC)

EPEC hiện nay được biết gồm một số type huyết thanh thường gây bệnh tiêu chảy cấp (bệnh viêm dạ dày – ruột) ở trẻ em lứa tuổi nhỏ (trẻ dưới một tuổi), có thể gây thành dịch. Các vụ dịch do EPEC thường hay gặp trong bệnh viện, cơ chế gây bệnh của EPEC chưa được biết rõ. Các EPEC phân lập từ các vụ dịch thường là thuộc các type huyết thanh:

O26  :  B6                   O111  :   B4               O126  :   B16

O55  :  B5                   O119  :   B4               O127  :   B18

O86  :  B7                   O125  :   B15             O128  :   B12

Enteroinvasive E.coli (EIEC)

Là loại E.coli gây bệnh bằng cơ chế xâm nhập tế bào biểu mô niêm mạc ruột, gây tiêu chảy ở người lớn và trẻ em với những triệu chứng bệnh lý giống Shigella: nghĩa là đau bụng quặn, mót rặn, đi tiêu nhiều lần, phân có nhiều mũi nhầy và máu.

Người ta đã chứng minh được rằng khả năng xâm nhập tổ chức ruột của EIEC được chi phối bởi plasmid. EIEC có thể không lên men lactose, không di động và giống Shigella về nhiều mặt kể cả cấu trúc kháng nguyên. Do vậy những vụ dịch tiêu chảy do EIEC gây nên dễ bị lẫn lộn với tiêu chảy do Shigella.

Enteroadherent E.coli (EAEC)

Là loại E.coli bám dính đường ruột gây bệnh do bám vào niêm mạc và làm tổn thương chức năng ruột.

Enterohemorrhagic E.coli (EHEC)

EHEC là một trong những tác nhân gây tiêu chảy có thể dẫn tới viêm đại tràng xuất huyết và hội chứng tan máu – ure huyết. EHEC là những chủng E.coli có khả năng sản xuất một độc tố gây độc tế bào Vero (Verocytotoxin), gọi là VT.

Các nhiễm khuẩn khác do E.coli

E.coli có thể gây nên nhiễm khuẩn đường tiết niệu: sự ứ động nước tiểu do sỏi, thai nghén… tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu dễ xảy ra . Mặt khác, khi thông niệu đạo, người ta có thể gây ra nhiễm khuẩn ngược dòng.

E.coli có thể gây ra nhiễm khuẩn đường sinh dục, nhiễm khuẩn gan mật, viêm màng não ở trẻ còn bú, nhiễm khuẩn huyết …

Các bệnh do nhiễm khuẩn E.coli O157:H7 được chẩn đoán bằng cách xác định vi khuẩn trong phân của người bị nhiễm bệnh.

vi khuẩn Ecoli trong nước gây ra những bệnh nguy hiểm nào

Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh từ vi khuẩn E.coli trong nước

Tất cả mọi người đều dễ bị nhiễm vi khuẩn E.coli, trẻ em dưới 5 tuổi, người già và người bị suy giảm miễn dịch (người có hệ miễn dịch suy yếu) có nguy cơ bị bệnh nặng hơn và cũng có nhiều biến chứng lâu dài do nhiễm trùng.

Biến chứng chính do vi khuẩn E.coli trong nước gây ra

Biến chứng chính của nhiễm khuẩn E.coli O157:H7 là hội chứng tan máu niệu (HUS). Khoảng 2 -7% trường hợp nhiễm trùng sẽ dẫn đến bệnh này được đặc trưng bởi bệnh thiếu máu tan máu (quá ít tế bào hồng cầu trong máu dẫn đến không cung cấp đủ oxy đến các mô và cơ quan) gây ra sự phá hủy các tế bào hồng cầu và suy thận.

Ngoài HUS, người cao tuổi cũng có nhiều nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng hơn được gọi là Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP), được gọi là HUS người lớn. Các triệu chứng tương tự như HUS, TTP cũng gây sốt và các triệu chứng thần kinh (hệ thần kinh). Cặn bệnh này có thể có tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi lên tới 50%

Vi khuẩn E.coli có thể tìm thấy trong nguồn nước nào

Vi khuẩn E.coli có thể tìm thấy trong nguồn nước giếng khoan, nước mặt, thậm chí cả nước máy và bất kỳ nguồn nước nào bị ô nhiễm bởi chất thải của động vật và người.

Làm thế nào biết nước có bị nhiễm vi khuẩn E.coli hay không

Cách duy nhất để biết nước có bị nhiễm vi khuẩn E.coli hay không là mang nước đi xét nghiệm tại các cơ sở xét nghiệm uy tín. Đối với nước dùng cho sinh hoạt ăn uống, tiêu chuẩn xét nghiệm áp theo QCVN01:2009/BYT. Chúng ta có thể đọc kết quả xét nghiệm vi khuẩn E.coli ở mục vi sinh vật.

Làm thế nào xử lý nước nhiễm vi khuẩn E.coli

Các phương pháp xử lý nước nhiễm vi khuẩn E.coli bao gồm:

  • Sử dụng đèn UV khử trùng nước
  • Sử dụng hóa chất clo
  • Sử dụng ozone

Tham khảo bài viết:

  1. Phương pháp xử lý nước sinh hoạt ăn uống nhiễm E.coli bằng đèn UV diệt khuẩn
  2. E.coli là gì – Nước nhiễm E.coli có nguy hiểm không
  3. Các phương pháp xử lý nước nhiễm Ecoli
scroll top