CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Thay nước bể bơi có cần thiết không – Làm thế nào không phải thay nước bể bơi

Thay nước bể bơi có cần thiết không  – Bể bơi không cần phải thay nước thường xuyên nếu nước bể bơi được duy trì đúng cách đảm bảo vệ sinh và an toàn. Vậy làm thế nào để không phải thay nước bể bơi ?

Thay nước bể bơi có cần thiết không

Nước bể bơi có thể chứa một loạt vi trùng, vi khuẩn, vi rút, các tạp chất hữu cơ, bào tử tảo … Nếu không được chăm sóc đầy đủ nước bể bơi sẽ nhanh chóng bị hỏng, bị rêu tảo, bị đục, gây ngứa da, xót mắt cho người bơi … Đọc đến đây chắc các bạn đều cho rằng phải thay nước bể bơi thường xuyên thậm chí là hàng ngày. Thực tế không phải như vậy

Nước bể bơi để luôn trong, sạch và an toàn là kết quả của quá trình chăm sóc vệ sinh hàng ngày. Từ việc sử dụng hóa chất bể bơi , lọc tuần hoàn nước đến việc vệ sinh hút cặn, loại bỏ rác … hàng ngày. Khi tất cả các công đoạn này được thực hiện đầy đủ và đúng quy trình, chất lượng nước luôn đáp ứng đạt tiêu chuẩn nước bể bơi thì có thể khẳng định : Hoàn toàn không cần phải thay nước bể bơi hàng ngày, hàng tuần.

Việc phải thay nước bể bơi hay không tùy thuộc vào chính sự bảo trì, vận hành, tần suất sử dụng và môi trường. Nếu duy trì tốt bạn sẽ không phải thay nước  bể bơi trong suốt cả mùa bơi.

Đó là bởi vì:

Vệ sinh là quá trình làm giảm số lượng vi sinh vật trong nước bằng số lượng đáng kể. Các vi sinh vật là những tế bào sống quá nhỏ mà chúng ta chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi.

Sử dụng hóa chất bể bơi có tác dụng khử trùng là clo, clo là tác nhân tiêu diệt hoặc khử hoạt tính của các vi sinh vật trong nước bể bơi một cách hiệu quả. Chất khử trùng là clo sẽ hoạt động liên tục trong nước để có thể phản ứng tiêu diệt ngay lập tức các vi khuẩn, tảo và các chất hữu cơ khác khi chúng được đưa vào nước.

Nếu không sử dụng clo hoặc có sử dụng nhưng không đúng liều lượng tất cả sự bảo vệ cho người bơi và  nước bể bơi sẽ không còn. Nước bể bơi sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng như bị đục, bị xanh, bị vàng, gây ngứa da, xót mắt cho người bơi…

Ngoài ra clo còn phản ứng hóa học với nhiều loại vật liệu như lá, mảnh vun, bụi bẩn, các chất ô nhiễm hữu cơ … để oxy hóa chúng.

Ngoài clo, các hóa chất bể bơi khác được sử dụng để điều chỉnh độ PH, độ kiềm của nước, độ cứng canxi …  nước bể bơi luôn được cân bằng hóa học giúp duy trì nước bể bơi luôn trong, sạch sẽ và là môi trường bơi an toàn lý tưởng không gây kích ứng cho da, mắt và hệ hô hấp của người bơi.

Thay nước bể bơi không cần thiết nếu duy trì và vệ sinh nước bể bơi đúng cách

Làm thế nào để không phải thay nước bể bơi

Nên kiểm tra nước bể bơi thường xuyên để đảm bảo rằng nước an toàn cho bơi lội. Một cách đơn giản để làm điều này là quan sát bể bơi mỗi ngày và kiểm tra:

  • Nước có trong không
  • Có nhìn thấy đến đáy bể bơi không
  • Nước có khác gì so với ngày trước không

Bất kỳ thay đổi nhỏ nào chẳng hạn như nước có dấu hiệu bị mờ đục, màu trắng đục như nước gạo hoặc bắt đầu có màu xanh lá cây nhạt … là dấu hiệu bất thường cho thấy bạn cần phải thực hiện ngay các bước xử lý nước bể bơi cần thiết.

Dưới đây là quy trình bảo trì để đảm bảo không phải thay nước bể bơi

Vận hành bể bơi hàng ngày

  • Nước cần được làm sạch thường xuyên. Điều này có nghĩa là lượng nước trong bể bơi cần phải đi qua bộ lọc ít nhất mỗi ngày một lần. Vì vậy khi lựa chọn hệ thống lọc tuần hoàn nước bể bơi cần tính toán thời gian bơm đủ dài để lưu thông toàn bộ lượng nước qua lọc 1 lần. Hầu hết các bể bơi được thiết kế với thiết bị có kích thước để đảm bảo rằng bơm và bộ lọc có thể lưu thông toàn bộ nước trong 1 chu kỳ . Nếu bạn không chắc chắn thiết bị nên chạy trong bao lâu, kỹ thuật viên bể bơi của chúng tôi sẽ tính toán cho bạn.
  • Cần thêm hóa chất bể bơi hàng ngày để đảm bảo hàm lượng clo tự do ở mức 1-3 ppm. Cụ thể loại hóa chất bể bơi cần thêm hàng ngày là clo bột, clo viên. Liều lượng clo cho vào bể cần theo sự hướng dẫn của chuyên gia xử lý nước bể bơi.
  • Kiểm tra lượng clo dư và độ PH của nước bể bơi  bằng bộ test nước bể bơi hàng ngày để có sự điều chỉnh kịp thời.

Bộ test nước bể bơi gồm 2 lọ nắp đỏ và nắp vàng và 1 hộp nhựa chứa 2 cột ống nghiệm được đánh dấu vạch và màu chỉ thị rõ ràng.

Lọ thử nắp đỏ được dùng để đo PH

Lọ thử nắp vàng dùng để đo clo dư

Mỗi loại bộ test nước bể bơi sẽ có hướng dẫn số lượng giọt chất chỉ thị màu nhỏ vào ống nghiệm khác nhau nên bạn cần hỏi nhà cung cấp hướng dẫn cách sử dụng.

Các bước sử dụng bộ test nước bể bơi

Bước 1: Mở nắp các ống nghiệm, lấy nước ở dưới độ sâu 40cm so với mặt nước bể đúng đến vạch sẵn có trong ống.

Bước 2 : Nhỏ 4 giọt dung dịch ở lọ nắp đỏ vào ống nghiệm có nắp đỏ có ghi chữ PH

Nhỏ  4 giọt dung dịch ở lọ nắp vàng vào ống nghiêm có nắp vàng có ghi chữ Cl

Bước 3: Đậy nắp ống nghiệm và lắc đều

Bước 4: So sánh màu sắc trong 2 ống nghiệm với màu ở 2 cột tương ứng

Sau khi test nước xong phải rửa sạch ống nghiệm để sẵn sàng cho việc sử dụng lần sau

Bộ test này cần đảm bảo chất lượng như còn hạn sử dụng, được mua từ nhà cung cấp có uy tín để đảm bảo kết quả thử là chính xác. Luôn luôn giữ cho bộ test ở nơi khô, mát và tránh xa tầm tay của trẻ em

Vệ sinh làm sạch bể và khu vực xung quanh bể nếu cần thiết bằng các dụng cụ làm sạch bể bơi

Công việc cần thực hiện 2 – 3 lần/tuần

 Kiểm tra độ clo, độ PH, độ kiềm

Kiểm tra các thiết bị bể bơi của bạn để đảm bảo nó hoạt động đúng, kiểm tra xem có bị rò rỉ không, bơm tuần hoàn hoạt động có vấn đề gì không và kiểm tra áp suất trên bộ lọc có cao hay không.

Hút cặn và vớt rác bể bơi 2- 3 lần/tuần để loại bỏ lá, rệp và cặn bẩn

Vận hành bể bơi từ 7 – 10 ngày

Sốc bể bơi: Giúp oxy hóa các chất gây ô nhiễm và ngăn ngừa tảo phát triển. Nó cũng giúp loại bỏ một lượng nhỏ cloramine được hình thành từ sự ô nhiễm nước bể bơi

Khi nào thực hiện sốc bể bơi

  • Khi nhiệt độ nước bể bơi tăng

Vi khuẩn và các sinh vật khác như tảo phát triển mạnh trong nước ấm. Ngoài ra lượng clod ư giảm khi nhiệt độ tăng.

Hầu hết nước ở các bể bơi được giữ ở mức 86 -880F. Nhiệt độ nước nên được hạ xuống trong phạm vi 78 -840F nếu có nhiều người bơi hoặc nếu bể bơi được sử dụng cho các hoạt động thể thao. Có thể sử dụng nhiệt kế bể bơi để đo nhiệt độ nước.

Nếu nhiệt độ tăng cao hơn mức đề xuất là lúc bạn nên tiến hành sốc bể bơi của mình

  • Khi mức clo dư dưới mức chuẩn

Nồng độ clo dư trong nước bể bơi nên ở mức 1 – 3 ppm, mức clo kết hợp phải luôn được duy trì dưới 0,5 ppm hoặc nếu có thể tốt nhất là 0 ppm.

Nếu clo dư ở dưới mức tiêu chuẩn, lúc này không đủ nồng độ clo để bất hoạt các vi sinh vật, chất gây ô nhiễm nên khả năng bể bơi bị ô nhiễm là rất cao. Đây là lúc cần tiến hành sốc bể bơi

  • Sau những cơn mưa lớn

Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng cần thiết nhưng để đảm bảo an toàn nên sốc bể bơi sau cơn mưa lớn

  • Khi thời tiết nóng kéo dài

Khi thời tiết nóng, nhiệt độ nước sẽ tăng lên là môi trường phù hợp khiến vi khuẩn và tảo phát triển dễ dàng hơn. Ngoài ra tia UV từ ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm lượng clod ư trong nước.

  • Khi bể bơi được sử dụng nhiều

Nồng độ clo dư giảm nhanh khi nhiều người bơi. Vì vậy nên đo lường nồng độ clo sau khi bơi nhiều đặc biệt cần chú ý trong các bể bơi kinh doanh nơi mà mật độ người bơi thường xuyên cao

Sốc bể bơi là gì – Khi nào thì sốc bể bơi – Sốc bể bơi bằng hóa chất nào

Hàng tháng:

  •  Sử dụng bộ test nước bể bơi để kiểm tra độ PH, clo tự do, độ kiềm, độ cứng canxi, axit cyanuric, kim loại và phốt phát.
  • Điều chỉnh các chỉ tiêu này bằng hóa chất dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo duy trì cân bằng hóa học nước bể bơi.
  • Xử lý nước có kiểm soát vết bẩn nếu kim loại có trong nước
  • Làm sạch bộ lọc ( rửa ngược), để biết được khi nào cần rửa ngược bình lọc cát bể bơi cần theo dõi áp suất được lắp trên thân bình. Khi áp suất trong bộ lọc tăng lên 7 – 10 psi là đến lúc cần làm sạch bộ lọc.

Các bước vệ sinh bộ lọc cát bể bơi

  1. Bước 1: Tắt máy bơm tuần hoàn bể bơi
  2.  Bước 2: Đặt tay cầm van lọc vào vị trí backwash và đảm bảo khóa tay cầm đặt đúng vị trí
  3. Bước 3: Bật máy bơm và chạy bơm trong vòng ít nhất 2 phút  hoặc cho đến khi nước trong kính nhìn ( nằm trên bộ lọc) chuyển từ đục sang trong
  4. Bước 4: Tắt máy bơm
  5. Bước 5: Xoay van sang vị trí Rinse và đảm bảo khóa tay cầm được đặt đúng vị trí
  6. Bước 6: Bật máy bơm và chạy quá trình Rinse trong 1 phút hoặc cho đến khi nước nhìn thấy trong hơn qua kính
  7. Bước 7: Tắt máy bơm
  8. Bước 8: Xoay van về vị trí filter
  9. Bước 9: Bật máy bơm trở lại và cho máy bơm hoạt động bình thường. Kiểm tra lại áp suất ở đồng hồ áp: Khi áp suất giảm 8 -10psi so với lúc trước khi rửa ngược hoặc khi áp suất về mức hoạt động bình thường là quá trình sục rửa bình lọc cát đã hoàn thành

Hướng dẫn điều chỉnh các chỉ tiêu hóa học nước bể bơi

Điều chỉnh độ PH nước bể bơi

  • Độ PH của nước bể bơi trong phạm vi 7,2 -7,8 . Nếu độ PH quá thấp có thể nâng PH bằng natri cacbonat hoặc xút .Nếu vấn đề độ PH thấp vẫn tồn tại, có thể cần thiết nâng cao độ kiềm tổng để ổn định PH
  • Nếu độ PH quá cao, có thể hạ độ PH của nước bằng cách thêm axit muriatic hoặc natri bisulfate. Cẩn thận thêm axit vào cuối sâu của hồ bơi và cố gắng  tránh đổ axit gần các bức tường hoặc phụ kiện bể bơi. Cần nhớ: Thêm axit vào nước chứ không bao giờ thêm nước vào axit.

Điều chỉnh độ kiềm của nước

  • Độ kiềm nước bể bơi có liên quan chặt chẽ với độ PH và là thước đo khả năng trung hòa các ion hydro. Độ kiềm tổng là thước đo các ion cacbonat, bicacbonat và hydroxit chủ yếu là bicacbonat.
  • Độ kiềm tổng nên được duy trì trong khoảng từ 80 – 150 ppm
  • Có thể nâng độ kiềm tổng bằng cách thêm bicacbonate soda (sodium bicacbonat, baking soda)
  • Để làm giảm độ kiềm tổng có thể sử dụng axit muriatic hoặc natri bisulfate sau 2 giờ kiểm tra lại và bổ sung thêm nếu nó chưa về mức tiêu chuẩn.

Điều chỉnh độ cứng canxi

  • Độ cứng canxi là thước đo nồng độ ion canxi trong nước. Pham vi lý tưởng cho độ cứng canxi là khoảng 250 ppm.
  • Để làm tăng độ cứng canxi có thể thêm canxi clorua
  • Để làm giảm độ cứng canxi trisodium phosphate có thể được sử dụng hoặc rút một phần nước bể bơi và pha loãng với nước mới

Điều chỉnh nồng độ clo dư

  • Hàm lượng clo dư trong nước cần đảm bảo ở mức 1 – 3 ppm.
  • Nếu hàm lượng clo ở dưới mức 1ppm cần bổ sung thêm clo vào nước bằng cách cho thêm lượng clo viên hoặc clo bột. Hoặc có thể làm tăng mức clo bằng cách gây sốc hồ bơi bằng calcium hypochlorite. Gây sốc bể bơi bằng cách tăng mức clo trong bể bơi lên trên mức 10 ppm.
  • Nếu hàm lượng clo cao trên 3 ppm cần phải làm giảm nồng độ bằng một số cách:
  • Không thêm clo mới và sử dụng hồ bơi sẽ làm giảm mức clo
  • Giảm clo hồ bơi với ánh sáng mặt trời tự nhiên
  • Làm giảm nồng độ clo bằng một hóa chất trung hòa clo như natri thiosulfate hoặc hydrogen peroxide
  • Hạ nồng độ clo trong nước bằng cách thay một phần nước trong bể bơi

Trên đây là quy trình thực hiện để không phải thay nước bể bơi. 

Một cách ngắn gọn, bí quyết đơn giản để không phải thay nước bể bơi là:

  1. Sử dụng hóa chất bể bơi đúng cách
  2. Lọc và lưu thông nước tốt
  3. Luôn kiểm tra các chỉ tiêu hóa học nước bể bơi và điều chỉnh các chỉ tiêu này về mức chuẩn
  4. Vệ sinh làm sạch bể bơi hàng ngày

Bất kỳ lúc nào nếu nước bể bơi của bạn có dấu hiệu bị hỏng, hãy gọi ngay cho chúng tôi tới các số: 0989.41.7777 – 0985.22.33.88  để được tư vấn hướng dẫn cách xử lý nước bể bơi bị hỏng mà không phải thay nước bể bơi 

scroll top