CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn màu vàng đục, vị chua do chứa nhiều phèn sắt. Sử dụng nước nhiễm phèn hầu hết người dân đều bị đau dạ dày, các dụng cụ chứa trong nhà bị ăn mòn, tắm rửa bị rộp da … Sử dụng lâu ngày gây hư hại cho men răng và hệ tiêu hóa vì nước quá chua.

Nước nhiễm phèn tác động đến sức khỏe người dùng như thế nào

Theo quan niệm từ trước đến nay, nhôm, sắt, sunfat và mangan là các chất không gây độc cho sức khỏe. Nhưng với lượng sắt lớn hơn 0,3ppm, mangan lớn hơn 0,1ppm sẽ làm hoen ố quần áo và các dụng cụ chứa trong nhà. Lượng nhôm cao sẽ làm nước có màu và gây lắng đọng trong các dụng cụ chứa.

Hàm lượng sunfat cao gây vị khó chịu cho nước uống. Nếu nước chứa nhiều sunfat và magie sẽ gây nhuận trường.

Tuy nhiên theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới WHO, người ta tìm thấy sự liên quan giữa nồng độ cao của nhôm trong nước uống với các bệnh rối loạn thần kinh như bệnh Alzheimer. Ngoài ra nhôm còn gây loãng xương cho người già và ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận

Vì vậy cần khử nhôm, sắt, sunfat và mangan trong nước nhiễm phèn.

Ngoài ra do PH của nước bị thấp khiến cho nước có vị chua gây hư hại men răng và hệ tiêu hóa, gây ăn mòn các thiết bị dụng cụ.

Vì vậy cần thiết phải tiến hành xử lý nước nhiễm phèn nhằm đảm bảo sức khỏe của người sử dụng.

Phân loại nguồn nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn được đánh giá phân loại thành 3 loại chính:

Loại 1: Nước ở vùng sâu, ao tù, chưa có hệ thống thủy lợi nội đồng. Nước nhiễm phèn có đặc tính

Màu Vàng đục
PH 2,5 – 3
Độ kiềm 0   (CO32- =0; HCO3 = 0)
Hàm lượng sắt 20 – 120 mg/l
Hàm lượng SO42- 800 – 5000 mg/l

Ngoài ra loại nước này có nhiều tạp chất mùn hữu cơ, tắm rửa bị rộp da, gây ăn mòn các dụng cụ chứa, không thể uống được

Loại 2: Nước có đặc tính

Màu Vàng đục,nhiều tạp chất hữu cơ
PH 2,5 – 3,5
Độ kiềm 0   (CO32- =0; HCO3 = 0)
Hàm lượng sắt 25 – 70 mg/l
Hàm lượng SO42- 100 – 380 mg/l
Độ mặn 150 mg/l
Các chỉ tiêu khác nằm trong tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt

Loại 3: Nước có đặc tính

Màu Trong xanh
PH 2,5 – 2,8
Độ kiềm 0   (CO32- =0; HCO3 = 0)
Hàm lượng sắt 2 -10mg/l
Hàm lượng nhôm 4 -20 mg/l
Hàm lượng SO42- 100 – 400 mg/l
Có nhiều tạp chất hữu cơ lơ lửng nhưng nước rất trong

Các phương pháp xử lý nước nhiễm phèn

Phương pháp xử lý dân gian

Phương pháp người dân thường sử dụng là lấy nước nhiễm phèn lọc qua tro bếp để dùng với liều lượng tro từ 5 – 10g/l nước. Kết quả thí nghiệm cho thấy tro bếp có khả năng làm tăng PH, tăng độ kiềm HCO3, giữ lại một phần sắt, nhôm. Nước qua lắng tro có vị ngọt, uống được nhưng phảng phất mùi tanh.

Ngoài ra người dẫn cũng lọc nước nhiễm phèn qua lớp bã dứa đã được sấy khô. Nước sau khi qua lọc có vị ngọt, làm cho có cảm giác uống được. Tuy nhiên thử nghiệm cho thấy độ PH của nước vẫn còn quá thấp (PH<4), hàm lượng nhôm và sắt không giảm. Do đó nếu sử dụng loại nước này để uống có thể đưa vào cơ thể một số chất có hại cho sức khỏe

Các phương pháp xử lý nước nhiễm phèn khác

Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn loại 1

Khử sunfat bằng kiềm hóa và bari để keo tụ thành BaSO4 sau đó lắng và lọc qua giấy.

Lượng SO42- giảm xuống còn 500 – 700 mg/l nhưng không ổn định, liều lượng bari lớn gây tốn kém. Ngoài ra không khống chế được lượng bari dư trong nước, điều đó có thể gây độc hại cho người sử dụng.

Hiện nay chưa tìm được biện pháp xử  lý nước nhiễm phèn có lượng sunfat cao.

Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn loại 2

Để đưa vào sử dụng nguồn nước này, cần kiềm hóa nước để nâng PH và khử sắt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dùng kiềm Na2CO3 để tạo môi trường cho quá trình keo tụ lượng sắt hòa tan có trong nước, sau đó để lắng và lọc qua bể lọc cát.

Nước sau khi xử lý có:

Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn loại 3

Để đưa vào sử dụng nguồn nước này, cần kiềm hóa nước để nâng PH,khử nhôm và sắt. Sau thí nghiệm kiểm tra hiệu quả xử lý của tro bếp, các nhà khoa học nhận thấy sự gia tăng của độ kiềm, độ PH cùng với việc khử một phần nhôm, sắt trong nước sau xử lý là kết quả của:

  • Quá trình hòa tan tro bếp trong nước
  • Quá trình hấp phụ các ion sắt, nhôm trên bề mặt hạt tro
  • Quá trình lắng

Do có quá nhiều thông số thay đổi như chất lượng tro bếp, thời gian lắng nên nước sau xử lý có nhiều biến động về hàm lượng chất khoáng, PH, độ kiềm. Từ cách nhìn nhận bản chất xử lý của tro bếp, các nhà khoa học tổng hợp hóa chất gồm FeCl3, Na2CO3,PAC có tác dụng tạo môi trường để ion Al3+ chuyển về dạng hydroxit nhôm và các muối nhôm ở dạng keo như Al(OH)SO4, Al2(OH)4SO4. Ngoài ra hóa chất tổng hợp này còn tạo trong nước nhân keo tụ mang điện tích dương, gây phản ứng đồng keo tụ với các ion sắt và nhôm trong nước. Các ion sunfat là những ion đối, có tác dụng mở rộng vùng phản ứng, nâng hiệu quả keo tụ. Sau khi xử lý, lượng ion SO42- trong nước giảm đi một phần do hấp phụ trên bề mặt keo và lắng. Đặc biệt hóa chất này tạo bông cặn to, nặng và dễ lắng. Nước sau lắng được phân tầng rõ rệt. Sau khi xử lý tính chất của nước để đạt yêu cầu nước ăn uống và sinh hoạt. Hóa chất này được tổng hợp từ các hóa chất xử lý nước hiện đang dùng nên không chứa độc chất, không gây hại cho sức khỏe

 

scroll top