CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Văn phòng giao dịch: Số 2 Ngõ 97 Nguyễn Ngọc Nại - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Phương pháp xử lý nước giếng khoan màu vàng mùi tanh

Nước giếng khoan khi mới bơm lên thường trong, và có mùi tanh nhưng càng để lâu trong không khí nước sẽ có màu vàng, màu nâu đỏ .. Nước giếng khoan màu vàng mùi tanh là do trong nước có nhiều sắt. Sắt trong nước giếng khoan ở trạng thái hòa tan hóa trị II do môi trường nước ngầm yếm khí thiếu oxy, khi bơm lên nước được tiếp xúc với không khí nhiều hơn, sắt II sẽ bị oxy hóa thành sắt III kết tủa khiến cho nước có màu vàng, màu nâu đỏ.

Các giai đoạn công nghệ xử lý nước giếng khoan màu vàng mùi tanh

Giai đoạn đưa hóa chất vào nước: Giai đoạn này gồm có quá trình làm thoáng nước để làm giàu oxy và khử khí cacbonic cùng với việc pha trộn hóa chất vào nước như vôi, phèn, clo, ozone, kali permanganate ..

Giai đoạn xử lý sơ bộ: Mục đích của giai đoạn này là nhằm tạo ra những điều kiện cho phản ứng oxy hóa khử diễn ra được hoàn toàn, nhanh chóng. Các thiết bị cần thiết cho giai đoạn này là bể lắng tiếp xúc, bể lọc sơ bộ, bể lọc tiếp xúc, bể lắng ngang hoặc lắng trong

Giai đoạn làm sạch: Giai đoạn này cần đến các bể lọc khác nhau. Tùy theo hàm lượng và thành phần sắt trong nước nguồn cùng với chất lượng nước nguồn mà quyết đinh quy trình khử sắt cụ thể. Khi hàm lượng sắt và khí cacbonic trong nước thấp, quy trình xử lý nước giếng khoan màu vàng mùi tanh chỉ cần đến làm thoáng đơn giản và lọc. Đối với nước giếng khoan có hàm lượng sắt cao quá trình xử lý sẽ bao gồm làm thoáng tự nhiên hoặc làm thoáng cưỡng bức sau đó chuyển sang bể lắng tiếp xúc và bể lọc nhanh.

Phương pháp xử lý nước giếng khoan màu vàng mùi tanh bằng oxy của không khí

Nguyên lý của phương pháp này là oxy hóa sắt II thành sắt III và tách chúng ra khỏi nước dưới dạng hydroxit sắt III. Sắt III hydroxit trong nước kết tủa thành bông cặn màu vàng và có thể tách ra khỏi nước một cách dễ dàng nhờ quá trình lắng, lọc.

Nước ngầm thường không chứa oxy hòa tan hoặc có hàm lượng oxy hòa tan rất thấp. Để tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước ngầm biện pháp đơn giản nhất là làm thoáng. Các phương pháp làm thoáng có thể thực hiện như sau:

Làm thoáng đơn giản trên bề mặt lọc

Nước giếng khoan được làm thoáng bằng giàn phun mưa ngay trên bề mặt lọc. Chiều cao giàn phun thường cao khoảng 0,7m, lỗ phun có đường kính 5 -7mm, lưu lượng tưới vào khoảng 10m3m2.h

Lượng oxy hòa tan trong nước sau làm thoáng ở nhiệt độ 250C lấy bằng 40% lượng oxy hòa tan bão hòa.

Làm thoáng bằng giàn mưa

Nước giếng khoan được đưa lên giàn làm thoáng một hay nhiều bậc. Chiều cao giàn phun thường cao khoảng 0,7m, lỗ phun có đường kính 5 -7mm, lưu lượng tưới vào khoảng 10m3m2.h

Lượng oxy hòa tan sau làm thoáng bằng 55% lượng oxy hòa tan bão hòa. Hàm lượng CO2 sau làm thoáng giảm 50%

Giàn mưa làm thoáng nước

Làm thoáng cưỡng bức bằng tháp cao tải oxy hóa

Tháp cao tải oxy hóa là tháp làm thoáng cưỡng bức với lưu lượng tưới từ 30 – 40m3/h. Lượng không khí tiếp xúc lấy từ 4 -6 m3 cho 1 m3 nước.

Lượng oxy hòa tan sau làm thoáng bằng 70% lượng oxy hòa tan bão hòa. Lượng CO2 sau làm thoáng giảm 75%.

Trong nước giếng khoan, ngoài sắt còn chứa các hợp chất của lưu huỳnh dưới dạng H2S hòa tan, các hợp chất hữu cơ, và mangan. Oxy hòa tan sẽ tham gia vào các phản ứng oxy hóa khử các hợp chất này vì vậy lượng oxy hòa tan cần thiết cho mọi phản ứng phải lớn hơn tổng số lượng oxy để oxy hóa chất hợp chất hữu cơ, lượng oxy để oxy hóa lưu huỳnh, oxy hóa mangan và sắt.

Đối với các hộ gia đình có thể áp dụng phương pháp xử lý nước giếng khoan màu vàng mùi tanh đơn giản như sau: Oxy hóa sắt bằng giàn mưa và loại bỏ kết tủa sắt bằng bể lọc đơn giản

Làm giàn mưa:
      – Mục đích là nâng pH, khử sắt, khử mùi tanh của sắt.

      – Giàn mưa làm cho nước tiếp xúc với không khí để nhận oxy từ không khí khử sắt và nâng độ pH.
      – Có thể tạo đơn giản bằng cách đục ống nhựa PVC, cứ cách 3cm lại đục 1 lỗ. Sau đó bịt 1 đầu ống lại, cho nước chảy từ các lỗ đục xuống bể lọc

Bể lọc:
      – Mục đích là lọc cặn, độ đục, chất hữu cơ, làm trong nước, khử mùi (mùi bùn đất, mùi chất hữu cơ).
      – Nước qua giàn mưa xuống bể qua các lớp vật liệu sau: 
         + Lớp cát vàng hoặc cát thạch anh (độ dày 25 – 30cm).
         + Than hoạt tính (độ dày 10 cm).
         + Lớp đá sỏi nhỏ đường kính 0,5 – 1 cm (độ dày 10 cm).
      – Dưới đáy bể dùng ống nhựa khoan lỗ phần ống nằm trong bể nhằm ngăn vật liệu lọc rơi vào đường ống.
      – Tùy theo tình hình thực tế và công suất sử dụng của gia đình, nên rửa lớp váng màu vàng đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng với tần suất 1 – 3 tháng/lần. Trường hợp vật liệu quá bẩn cần thay vật liệu lọc

Cách bố trí vật liệu bể lọc nước giếng khoan

Đơn giản, dễ dàng thực hiện là những ưu điểm mà phương pháp này đem lại nhưng chất lượng lọc không cao, các lớp vật liệu lọc thường xuyên bị tắc dẫn đến phải thường xuyên thau rửa bể lọc. Vì vậy khi áp dụng phương pháp này vào thực tế, nước sau xử lý thường vẫn còn màu vàng và có mùi tanh.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan tại các hộ gia đình

Để xử lý triệt để vấn đề nước giếng khoan màu vàng, mùi tanh sau công đoạn làm thoáng bằng oxy người ta bố trí các bể tiếp xúc hoặc bể lắng tiếp xúc. Mục đích là tạo thời gian lưu nước cần thiết (thường là từ 20 – 60 phút) để hoàn thành quá trình oxy hóa và thủy phân sắt thành bông cặn sắt III hydroxit trước khi đưa nước sang bể lọc.

Bể lắng tiếp xúc thường có mặt bằng hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật, đáy bể có độ dốc tập trung về hố xả cặn.

Điều quan trọng nhất trong vận hành bể lắng tiếp xúc là đảm bảo hiệu quả thủy lực của bể làm cho tất cả nước đều có thời gian lưu lại trong bể đúng với thời gian thiết kế, muốn vậy trong các bể hình tròn hoặc vuông phân phối nước vào bể bằng ống đứng trung tâm như bể lắng đứng, còn bể hình chữ nhật nên đặt các vách ngăn phân phối đều nước theo tiết diện ngang của bể.

Máng thu nước ra phải có mép máng ngang phẳng đảm bảo thu nước ra đều, trong bể không có hiện tượng ngắn dòng.

Sau khi qua giàn mưa và bể tiếp xúc, hơn 98% sắt đã được oxy hóa và thủy phân thành bông cặn, nước được dẫn sang bể lọc. Trong bể lọc các bông cặn sắt III hydroxit được giữ lại trong các lỗ rỗng của lớp vật liệu hạt. Cặn sắt III hydroxit cũng có tác dụng để oxy hóa và thủy phân tiếp số ít những ion sắt còn chưa kịp oxy hóa trong công đoạn trước

Phương pháp xử lý nước giếng khoan màu vàng mùi tanh bằng hóa chất

Khi trong nước nguồn có hàm lượng tạp chất hữu cơ cao, các chất hữu cơ sẽ tạo ra dạng keo bảo vệ các ion sắt, như vậy muốn khử sắt phải phá vỡ được màng hữu cơ bảo vệ bằng tác dụng của các chất oxy hóa mạnh. Đối với nước giếng khoan, khi hàm lượng sắt quá cao đồng thời tồn tại cả khí H2S thì lượng oxy thu được nhờ làm thoáng không đủ để oxy hóa hết H2S và sắt, trong trường hợp này cần dùng đến hóa chất để khử

Xử lý nước giếng khoan màu vàng mùi tanh bằng vôi

Phương pháp này có thể áp dụng cho cả nước mặt và nước ngầm.

Nhược điểm của nó là phải dùng đến các thiết bị pha chế cồng kềnh, quản lý phức tạp cho nên thường kết hợp khử sắt với quá trình xử lý khác nhu xử lý nước bằng kiềm hóa, làm mềm nước bằng vôi kết hợp với soda

Khi cho vôi vào nước, độ PH của nước tăng lên. Ở điều kiện giàu ion OH các ion Fe2+ thủy phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và lắng xuống một phần, thế oxy hóa khử của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, do đó sắt II dễ dàng chuyển hóa thành sắt III, sắt III hydroxit kết tủa thành bông cặn lắng trong bể lắng và có thể dễ dàng tách ra khỏi nước.

Xử lý nước giếng khoan màu vàng mùi tanh bằng clo

Clo khi hòa tan vào nước sẽ oxy hóa sắt thành hợp chất không tan sắt III hydroxit, sau đó cặn được loại ra khỏi nước bằng bể lọc

Các bài viết liên quan:

scroll top