CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Nội dung quản lý vận hành trạm xử lý nước cấp

Nội dung quản lý vận hành các trạm xử lý nước cấp bao gồm việc quản lý trạm xử lý nước (quản lý thiết bị hóa chất, bể trộn, bể lắng, bể lọc, thiết bị khử trùng nước), kiểm tra định kỳ các thiết bị và công trình trong trạm, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị trong trạm.

Nội dung quản lý trạm xử lý nước

  • Quản lý thiết bị pha hóa chất
  • Quản lý bể trộn, bể phản ứng
  • Quản lý bể lắng
  • Quản lý bể lọc
  • Quản lý thiết bị khử trùng nước

Trạm xử lý nước phục vụ sản xuất của công ty Thạch bàn

Quản lý thiết bị pha hóa chất

Đối với các hóa chất rắn như phèn, vôi, xút … khi quản lý vận hành cần quan tâm đến khâu phân phối dung dịch. Các dung dịch hóa chất có nồng độ cao, chảy trong ống dẫn phải có tốc độ lớn hơn 0,8m/s. Trường hợp cần thiết để đảm bảo tốc độ chảy tối thiểu, phải pha thêm nước vào ống qua các phễu đặc biệt.

Đối với hóa chất lỏng như clo: Phải kiểm tra độ dày clo của bình tiêu chuẩn và thùng dự trữ bằng cách cân. Sau khi sử dụng hết clo lỏng, khí còn lại trong bình tiêu chuẩn phải được súc sạch bằng vôi phun. Ống dẫn clo phải là ống không bị ăn mòn chịu được áp lực cao. Hàng năm đường ống dẫn clo phải được tháo rời và thổi sạch bằng không khí khô, quan sát kỹ các chỗ nối, ống nhánh và sửa chữa lại khi cần thiết. Sauk hi thổi phải nhanh chóng nạp đầy clo lỏng

Quản lý bể trộn, bể phản ứng

Hàng năm phải tháo sạch các bể này kiểm tra toàn bộ bất kể mức độ đóng cặn nhiều hay ít

Khi rửa bể phải dùng nước vôi phun từ thành xuống đáy, dùng bàn chải sạch và sau đó rửa bẳng dung dịch sunfat 5%

Quản lý bể lắng

Hàng năm, tối thiểu 1 lần phải tháo sạch và kiểm tra toàn bộ bùn vào đường ống xả, cần rửa bể bằng nước sạch sau đó rửa lại toàn bộ bể bằng dung dịch sunfat 5%. Cuối cùng phải khử trùng bằng dung dịch clo.

Khi quản lý bể lắng, chiều dày lớp cặn lơ lửng phải giữ không đổi trong khoảng 2 – 2,5m. Cần quan sát phân phối đều nước trên toàn bộ diện tích ngăn lắng trong, các giàn ống thu nước.

Quản lý bể lọc

Quá trình lọc: Khi lọc nước, tốc độ lọc phải được giữ không đổi trong suốt chu kỳ làm việc của bể. Trong trường hợp cần thiết muốn thay đổi tốc độ lọc cần phải thay đổi từ từ không được phép thay đổi đột ngột.

Khi bắt đầu một chu kỳ lọc, phải giữ tốc độ lọc từ 2 -3m/h trong khoảng 10 -15 phút. Sau đó tăng dần đến tốc độ lọc bình thường. Trong suốt quá trình lọc không được để mực nước ở bể lọc hạ xuống quá mức quy định.

Trong thực tế để giữ tốc độ lọc ổn định, người ta sử dụng các loại thiết bị điều chỉnh tốc độ lọc. Ở các bể lọc đều phải được trang bị dụng cụ đo tốc độ lọc và tổn thất áp lực của bể lọc. Dụng cụ này có thể gắn trực tiếp trên bể lọc hoặc lắp trong các tủ điều khiển cho các bể lọc nếu có. Các dụng cụ đo lường đều phải được kiểm tra định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần.

Quá trình rửa bể lọc: Được tiến hành khi tổn thất áp lực trong bể đạt tới giá trị giới hạn hoặc vào thời điểm lượng nước lọc bắt đầu xấu đi, xác định thời điểm cần rửa lọc bằng các thiết bị đo báo tự động hoặc bằng cách quan sát độ chênh mực nước trước và sau bể lọc khi quản lý vận hành thủ công.

Trước khi rửa bể lọc: Phải đóng van nước vào bể để hạ mức nước trong bể xuống dưới máng rửa, sau đó đóng van nước vào bể chứa vàm ở van xả.

Trình tự rửa lọc tiến hành như sau:

Khi rửa nước thuần túy: Phải đảm bảo cường độ rửa và thời gian rửa cần thiết.

Khi rửa lọc bằng gió và nước kết hợp, phải tuân theo quy trình sau: Bơm không khí với cường độ 15-20l/s-m2 sục cho bề mặt lọc đều làm cho nước đục ngầu trong khoảng 1 – 2 phút. Sau đó mở thêm van nước (phối hợp với gió) với lưu lượng nước hạn chế từ 2,5 – 3l/s-m2 và quan sát kỹ không cho cát tràn vào máng thu nước rửa không khoảng 4 – 5 phút. Nếu có hiện tượng cát tràn vào máng thu phải lập tức đóng bớt van nước. Sau đó tắt bơm không khí và tiếp tục mở van nước với cường độ rửa nước thuần túy 5-8l/s-m2 trong khoảng 4-5 phút cho đến lúc nước trên bề mặt trong hẳn. Thời gian này cũng phải quan sát xem cát có bị tràn ra máng thu nếu có phải đóng bớt van nước lại.

Rửa lọc tốt biểu hiện ở chỗ phân phối đều và đủ lưu lượng nước rửa, thu nước đều khắp máng thu và không trôi cát ra ngoài. Việc tăng tổn thất áp lực ban đầu một cách liên tục chứng tỏ rửa không tốt và độ nhiễm bẩn còn lại trong lớp cát lọc nhiều.

Ngoài ra trong quá trình quản lý bể lọc, phải lập kế hoạch kiểm tra định kỳ các bộ phận của bể lọc như sau:

  • Kiểm tra chiều dày lớp vật liệu và quan sát bề mặt lớp lọc 3 tháng 1 lần. Trước khi rửa lọc quan sát sự nhiễm bẩn của lớp cát lọc, độ phân bố đều của cặn bẩn trên bề mặt lọc. Xem xét sự có mặt của cặn tích lũy thành các hốc, hố dạng hình phễu, các vết nứt trên mặt vật liệu lọc. Sau khi rửa lọc, quan sát tình trạng lớp cát, tìm chỗ rửa chưa đạt yêu cầu, độ nhiễm bẩn còn lại trên lớp lọc …
  • Việc quan sát được tiến hành sau khi xả cho mực nước trong bể thấp hơn mặt cát lọc một chút (có thể 1 tháng 1 lần)
  • Lấy mẫu cát để phân tích độ nhiễm bẩn (1 năm 1 lần)
  • Kiểm tra lượng cát bị hao hụt, nếu cần phải đổ thêm cát lọc thì phải cắt bỏ lớp cát bị nhiễm bẩn ở trên mặt dày 3-5cm (6 tháng 1 lần)
  • Kiểm tra mặt phẳng của mép máng thu nước rửa, nếu không phẳng ngang thì phải mài mép máng (1 năm 1 lần)
  • Khi bể lọc phải ngừng, sau mỗi lần ngừng bể phải được khử trùng bằng clo với nồng độ 20 -50 mg/l và ngâm trong 24 giờ. Sau đó rửa bằng nước sạch cho đến khi nước rửa chỉ còn lại 0,3mg/l clod ư.

Quản lý thiết bị khử trùng nước

  • Xác định lượng clo hợp lý trong quá trình quản lý là rất cần thiết. Khi dùng Javen hay clorua vôi, sau khi pha dung dịch đến nồng độ cho phép phải lắng hết cạn mới sử dụng.
  • Bảo đảm trộn đều dung dịch với nước và thời gian tiếp xúc không được nhỏ hơn 30 phút.
  • Khi trộn clo vào nước có thể cho vào đường ống có chiều dài hòa trộn không nhỏ hơn 50 lần đường kính ống hoặc ở các chỗ thu hẹp có giảm áp tương ứng với giảm áp theo chiều dài đoạn ống trên.
  • Có thể cho tiếp xúc với nước trong bể chứa hoặc trên đường ống, nếu chiều dài ống đến nơi tiêu thụ gần nhất đảm bảo thời gian tiếp xúc ít nhất 30 phút.
  • Các thiết bị pha clo đều phải đặt ở nơi thoáng cuối hướng gió, tránh hơi clo bay ra ngoài gây nguy hiểm cho người quản lý và các thiết bị công trình lân cận.

Các loại đèn UV khử trùng nước

Nội dung kiểm tra định kỳ các thiết bị của trạm xử lý nước

Các thiết bị của trạm xử lý nước cần được kiểm tra thường xuyên là:

  • Bể trộn và bể phản ứng: khi đi kiểm tra cần quan sát kỹ bên trong thành và các vách ngăn. Quan sát kỹ các van đặt ngâm và các van xả
  • Bể lắng, giàn mưa, bể tiếp xúc: cần quan sát kỹ bên trong thành và các vách ngăn
  • Bể lọc: Đây là công trình quan trọng, quyết định hiệu quả xử lý của toàn trạm xử lý nước. Vì vậy khi kiểm tra định kỳ cần thực hiện kiểm tra các khâu sau:
  • Kiểm tra chiều cao lớp vật liệu lọc: Quan sát bề mặt lớp lọc ít nhất 3 tháng một lần
  • Trước khi rửa lọc, đặc biệt chú ý đến độ nhiễm bẩn của cát lọc, chiều dày lớp cặn đóng trên bề mặt vật liệu lọc, độ phân bố của cặn bẩn trên bề mặt lớp vật liệu lọc, sự có mặt của các cặn đã tích trong các hốc hố dạng hình phễu, các vết nứt trên mặt vật liệu lọc.
  • Sau khi rửa lọc: Kiểm tra các tình trạng trong lớp cát, tìm các chỗ rửa chưa đạt yêu cầu, độ nhiễm bẩn còn lại … Việc quan sát được tiến hành sau khi xả cho mực nước thấp hơn mặt cát lọc một ít, thời gian kiểm tra ít nhất là 1 tháng 1 lần.
  • Kiểm tra theo các vị trí đã đánh dấu, các chiều dày lớp đỡ, thăm dò ống lấy mẫu theo thời gian rửa ít nhất 6 tháng 1 lần.
  • Lấy mẫu cát để phân tích độ nhiễm bẩn ít nhất 1 năm 1 lần.
  • Kiểm tra lượng cát lọc hao hụt bằng cách đo khoảng cách từ cát đến mép máng rửa. Nếu cần thì phải đổ thêm cát lọc, bỏ cát bị nhiễm bẩn ở trên mặt dầy 3 -5 cm cứ 6 tháng 1 lần
  • Kiểm tra mặt phẳng của mép máng thu nước rửa, nếu không phẳng ngang thì phải mài mép máng 1 năm 1 lần.
  • Kiểm tra thời gian và cường độ rửa lọc. Xác định lượng cặn bẩn còn lại trong nước rửa, độ sục phân phối đều, độ thu nước đều vào máng và việc trôi cát vào máng cứ 3 tháng 1 lần.
  • Bể chứa nước sạch: Khi kiểm tra định kỳ cần quan sát bên trong bể, quan sát các van và đường ống dẫn nước vào bể mỗi năm 1 lần.
  • Thiết bị pha trộn phèn: Do người trực của trạm xử lý nước kiểm tra hàng ngày, quan sát bên ngoài các thiết bị và ống dẫn.
  • Thiết bị pha chế clo: Cần quan sát thường xuyên các thiết bị và ống dẫn clo, nếu có nghi vấn cần thử nghiệm độ rò rỉ.
  • Các thiết bị khác: cũng cần được quan sát thường xuyên để kịp thời phát hiện những sai phạm kỹ thuật và xử lý.

Các trạm xử lý nước giếng khoan 

Nội dung bảo dưỡng định kỳ trạm xử lý nước

  • Bể trộn và bể phản ứng: Cần cọ rửa cặn bẩn bám vào thanh và vách ngăn. Kiểm tra độ rò rỉ và tình trạng làm việc của công trình, van khóa và ống dẫn. Tối thiểu 1 năm 1 lần
  • Bể lắng, giàn mưa, bể tiếp xúc: Cọ rửa thành, vách ngăn, thông tắc các giàn ống hay máng phân phối
  • Kiểm tra tình trạng làm việc của các van, ống
  • Kiểm tra độ rò rỉ: Tối thiểu 1 năm 1 lần, riêng đối với giàn mưa cần tăng số lần cọ rửa thành, vách trong năm.
  • Bể lọc:
  1. Kiểm tra tình trạng làm việc của các van khóa và đường ống.
  2. Kiểm tra tình trạng mất cát lọc
  3. Thử nghiệm độ rò rỉ, tối thiểu 1 năm 1 lần
  4. Rửa sạch thành, vách máng hàng ngày theo chu kỳ rửa lọc
  • Thiết bị pha phèn, vôi, clo: Thường xuyên lau chùi sửa chữa, xả cặn, sơn lại thiết bị đường ống

 

scroll top