CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO VIỆT
Tổng kho 109 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: saovietxulynuoc@gmail.com
Điện thoại: 0989.41.7777 - 0985.22.33.88

Hướng dẫn làm sạch và khử trùng bể chứa nước

Bể chứa nước là bộ phận chứa nước sạch dùng cho các mục đích sinh hoạt ăn uống, sản xuất … Bể chứa nước thường là bể bê tông, và bể inox. Kích thước của bể chứa nước phụ thuộc trực tiếp vào lượng nước được sử dụng hàng ngày. Bể chứa nước có kích thước quá nhỏ sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong khi bể chứa nước có kích thước lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước. Theo thời gian, hàm lượng clo dư trong nước giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trong bể chứa nước và đường ống nước sẽ giảm dần. Chính vì vậy lưu nước lâu sẽ kéo theo nguy cơ nước bị nhiễm khuẩn. Lưu trữ nước lâu còn ảnh hưởng đến hương vị và mùi của nước. Do đó cần thiết phải tiến hành làm sạch và khử trùng bể chứa nước định kỳ.

Khi nào cần làm sạch và khử trùng bể chứa nước

  • Cứ sau định kỳ 6 tháng – 1 năm tùy thuộc vào chất lượng nước
  • Nếu bể bị bẩn hoặc có rêu tảo bên trong bể
  • Nếu sửa chữa hệ thống nước
  • Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nước có chỉ tiêu vi sinh không đạt về chỉ tiêu E.coliColiform
  • Nếu nước có sự bất thường về chất lượng nước như màu sắc, mùi vị .. (nước bị đen, hay có màu vàng, nước bị hôi)
  • Khi khu vực xung quanh gần bể chứa nước hoặc giếng bị ngập
  • Khi động vật hoặc chim chết đã được tìm thấy trong bể

Các bước chuẩn bị cho quá trình làm sạch và khử trùng bể chứa nước

  • Lưu trữ đủ nước để sử dụng trong 24 giờ
  • Khuyến cáo mọi người bể chứa nước đang được làm sạch và khử trùng và không sử dụng nước
  • Chuẩn bị hóa chất khử trùng bể là clo : có thể sử dụng clo dạng bột hoặc clo viên
  • Chuẩn bị bàn chải cọ, máy rửa áp lực, cây lau nhà hoặc giẻ mềm
  • Ngắt kết nối với bất kỳ thiết bị xử lý nước nào như bộ lọc tổng gia đình hay máy lọc nước RO
  • Tắt nguồn cho bình nóng lạnh

Các bước làm sạch và khử trùng bể chứa nước

  • Bước 1 : Làm sạch bể
  • Bước 2: Khử trùng bể
  • Bước 3: Kiểm tra clo dư

Bước  1 : Làm sạch bể

Bể chứa nước phải được làm sạch để loại bỏ hết các bụi bẩn, cặn bám trên thành bể trước khi tiến hành các bước khử trùng nước.

  1. Xả toàn bộ nước còn lại trong bể chứa
  2. Làm sạch, chà tất cả các bề mặt bên trong: Sử dụng bàn chải hoặc máy rửa áp lực để làm sạch các mảnh vụn hoặc cặn từ tất cả các bề mặt bên trong, có thể gắn bàn chải vào cây sào dài để làm sạch bể  đặc biệt chú ý đến các góc và khớp.
  3. Rửa toàn bộ bề mặt bên trong bằng vòi áp lực hoặc nếu không có có thể ngâm nước trong một vài giờ sau đó xả hết đi.

Bước 2: Khử trùng bể chứa nước

Để khử trùng bể chứa nước một cách hiệu quả, hãy cấp nước chỉ bằng ¼ mức nước của bể. Điều quan trọng là không cấp quá nhiều nước vào bể vì điều này sẽ làm giảm nồng độ clo và hạn chế hiệu quả của việc làm sạch. Để ước tính bể sử dụng một cây gậy để đánh dấu phân loại để chỉ ra mực nước, các điểm đánh dấu ở mức 10cm, 20cm, 30cm…

Tính thể tích của bể nước:

Bể chứa thường là một trong ba hình dạng, hình chữ nhật, hình trụ hoặc hình bầu dục. Nếu bể có hình dạng khác, hãy tính gần đúng thể tích của nó bằng cách sử dụng công thức gần như phù hợp với hình dạng.

hướng dẫn làm sạch và khử trùng bể chứa nướcCác tính thể tích bể chứa nước hình chữ nhật

Thể tích (lít) = L x W x D x 1000

  1. D = độ sâu của bể (m)
  2. W = chiều rộng của bể (m)
  3. L = chiều dài của bể (m)

Bể chứa nước hình trụ

Thể tích (lít) = πD2Lx1000/4

  1. D = đường kính của bể (m)
  2. L = chiều dài bể (m)
  3. π = 3.142

Bể chứa nước hình bầu dục

Thể tích (lít) = (π x (D + W) 2/16) x L x 1000

  1. D = độ sâu của bể (m)
  2. W = chiều rộng của bể (m)
  3. L = chiều dài của bể (m)
  4. π = 3.142

Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị dung dịch clo đậm đặc để khử trùng bể. Nguồn clo tốt nhất là sử dụng calcium hypochlorite (clo bột) hoặc clo viên.
  • Hòa clo theo hàm lượng được hướng dẫn, đổ dung dịch clo từ từ vào bể
  • Mở từng vòi nước cho đến khi ngửi thấy mùi clo thì đóng vòi
  • Ngâm dung dịch clo trong bể và hệ thống đường ống trong 24 giờ sẽ đảm bảo bể được khử trùng hoàn toàn.
  • Nếu cần sử dụng bể không đợi được đến 24 giờ thì hàm lượng clo thêm vào phải gấp đôi, điều này sẽ giảm thời gian chờ từ 24 giờ xuống 8 giờ.
  • Khi ngâm đủ thời gian, tiến hành xả toàn bộ nước trong bể đi, việc xả nước này cần được xử lý cẩn thận vì nó chứa clo nồng độ cao

Bước 3: Kiểm tra nồng độ clo trong bể

Sau khi xả toàn bộ nước clo khử trùng trong bể, tiến hành cấp đầy nước vào bể và để yên trong 30 phút.

  • Kiểm tra nồng độ clo dư còn lại bằng bộ test clo dư
  • Nếu nồng độ clo dư là 0,5 ppm hoặc ít hơn, bể lúc này là an toàn để sử dụng cho lưu trữ nước
  • Nếu nồng độ clo dư lớn hơn 0,5 ppm, tiến hành xả toàn bộ bể một lần nữa và cấp lại nước sạch. Kiểm tra lại cho đến khi nồng độ clo là 0,5 ppm hoặc ít hơn là được.

Kiểm tra bể chứa nước

  1. Bể chứa nước phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tính toàn vẹn, không bị xâm nhập bởi côn trùng hay bị ngập nước.
  2. Thường xuyên lấy mẫu nước đi xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh để xác định rằng vi khuẩn không có mặt. Việc kiểm tra này nên được thực hiện ít nhật 1 lần trong năm.
  3. Nếu kết quả xét nghiệm nước cho thấy chỉ tiêu vi sinh của nước không đạt hãy liên hệ với các đơn vị xử lý nước uy tín

Các bài viết tham khảo

 

 

scroll top